Từ ngày 28/8 - 03/9/2015, các địa
phương đã tập trung chỉ đạo nông dân phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 và sâu đục
thân hai chấm lứa 5 trên diện tích lúa trà trung cấy muộn và trà muộn trỗ
sau ngày 5/9/2015. Diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ 5.071 ha, trong đó nhiễm
nặng 672,8 ha, diện tích đã phòng trừ 3.899,6 ha; diện tích nhiễm sâu đục thân
1.362,1 ha, trong đó nhiễm nặng 166 ha, diện tích đã phòng trừ 873,4 ha. Nhìn
chung, kết quả phòng trừ tốt, đảm bảo an toàn sâu bệnh.
Thời gian từ nay
đến cuối vụ không còn dài, Chi cục Bảo vệ thực vật đề nghị UBND các huyện,
thành, thị tiếp tục chỉ đạo các xã, phường, thị trấn đôn đốc tổ khuyến nông cơ
sở và bà con nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ triệt để các
ổ sâu bệnh hại, tập trung một số đối tượng sau:
1. Rầy các loại:
* Hiện tại: Gây hại nhẹ trên
các trà lúa. Mật độ rầy trên trà sớm phổ biến 60 - 120 con/m2, cao
300 - 900 con/m2; trà trung mật độ phổ biến 100 - 250 con/m2,
cao 500 - 1.000 con/m2, cục bộ 1.200 - 1.400 con/m2
(Thanh Sơn, Đoan Hùng, Tân Sơn, Yên Lập); phát dục chủ yếu tuổi 4, tuổi 5. Mật
độ ổ trứng phổ biến 4 - 12 ổ/m2, cao 30 - 80 ổ/m2, cá
biệt 90 - 180 ổ/m2 (Cẩm Khê, Thanh Sơn, Hạ Hòa, Thanh Thủy, Tam
Nông).
* Dự
báo: Rầy tiếp tục tích lũy, gia tăng mật độ trong thời gian tới. Dự kiến rầy
lứa 6 gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng
trên trà mùa trung, có thể gây cháy chòm, cháy ổ từ sau ngày 10/9/2015 trở đi
nếu không được phòng trừ kịp thời. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Đoan Hùng, Tân
Sơn, Thanh Sơn, Cẩm Khê,...
*
Biện pháp phòng trừ: Khi ruộng có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 sử dụng một trong các
loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ rầy. Có thể sử dụng các thuốc thuộc
nhóm hoạt chất: Buproferin, Imidacloprid, Fenobucarb, Chlorpyrifos Ethyl, Pymetrozine,...
pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ
bao bì.
2. Bệnh
khô vằn:
* Hiện tại: Gây hại diện rộng
trên các trà lúa ở hầu hết các huyện. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại
nặng. Tỷ lệ hại phổ biến 5 - 11%, cao 15 - 30%, cục bộ 37 - 42% (Thanh Thủy,
Cẩm Khê, Việt Trì).
* Dự
báo: Bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ
đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều
đạm, ruộng khô hạn. Các huyện cần chú ý: Cẩm Khê, Thanh Ba, Thanh Thủy, Việt
Trì, Yên Lập,...
* Biện pháp phòng trừ: Khi
ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh
mục đăng ký trừ bệnh khô vằn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất:
Carbendazim, Hexaconazole, Validamycin, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên
vỏ bao bì.
3. Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời
các đối tượng như sâu đục thân 2 chấm trên trà mùa muộn, bệnh bạc lá, đốm sọc
vi khuẩn, bệnh sinh lý,… bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục./.