I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI
TRONG THÁNG 01/2016:
1.
Trên mạ xuân:
- Bệnh sinh lý: Phát sinh và gây hại nhẹ tại Đoan Hùng,
Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập. Diện
tích nhiễm 9,3 ha.
- Ngoài ra: Rầy các loại hại rải rác, chuột hại cục
bộ.
2.
Trên lúa xuân:
- Bệnh sinh lý: Phát sinh và gây hại tại Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh,Thanh Sơn, Thanh
Thủy, Việt Trì; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 120,4 ha;
trong đó nhiễm nhẹ 112,0 ha, nhiễm trung bình 8,4 ha.
- Ốc bươu vàng: Phát sinh và
gây hại tại Cẩm Khê, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Ba, Lâm Thao, Việt Trì, Phù Ninh,
Phú Thọ, Thanh Thủy; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 49,1
ha; trong đó nhiễm nhẹ 47,2 ha, nhiễm trung bình 1,9 ha. Diện tích phòng trừ
1,9 ha.
- Ngoài
ra: Rầy các loại gây hại rải rác trên lúa xuân sớm và xuân trung giai đoạn mới
cấy đến hồi xanh. Chuột hại rải rác.
2. Trên ngô đông:
- Bệnh
khô vằn: Phát sinh và gây hại nhẹ tại Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy,
Đoan Hùng, Thanh Ba, Yên Lập. Diện tích nhiễm 95,6 ha.
- Bệnh đốm lá lớn: Phát sinh và gây hại nhẹ tại Thanh Sơn, Thanh Ba. Diện
tích nhiễm 86,5 ha.
- Chuột: Phát sinh và gây hại nhẹ
tại Tam Nông, Thanh Thủy. Diện tích nhiễm 110,5 ha.
-
Ngoài ra: Sâu đục thân bắp hại nhẹ; rệp hại rải rác.
3. Trên rau:
- Sâu xanh: Phát sinh và gây hại tại Cẩm Khê,
Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Sơn, Việt Trì, Phú Thọ; mức độ hại nhẹ đến
trung bình. Tổng diện tích nhiễm 74,7 ha; trong đó nhiễm nhẹ 61,2 ha, nhiễm
trung bình 13,5 ha. Diện tích phòng trừ 25,6 ha.
- Bọ nhảy: Phát sinh và gây hại nhẹ tại Việt Trì, Lâm Thao, Cẩm Khê,
Hạ Hòa, Phù Ninh, Phú Thọ. Diện tích
nhiễm 21,6 ha. Diện tích phòng trừ 7,1 ha.
- Rệp: Phát sinh và gây hại nhẹ tại Lâm Thao, Phù Ninh, Cẩm Khê.
Diện tích nhiễm 11,6 ha. Diện tích phòng trừ 4,4 ha.
- Bệnh sương mai: Phát sinh và gây hại nhẹ tại Thanh Sơn, Hạ Hòa,
Lâm Thao, Phù Ninh, Cẩm Khê. Diện tích nhiễm 31,6 ha.
- Ngoài ra: Bệnh đốm vòng, bệnh thối nhũn, bọ
nhảy gây hại nhẹ.
4. Trên cây ăn quả:
Bệnh chảy gôm, bệnh loét, sâu vẽ bùa, rệp
sáp phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Bệnh thán thư, nhện lông nhung hại rải rác trên cây nhãn vải.
5.
Trên cây lâm nghiệp:
Sâu ăn lá, mối hại gốc, bệnh khô cành lá hại rải rác
trên cây keo, bạch đàn.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 02/2016:
1. Trên lúa xuân: Trong điều kiện
thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, bệnh sinh lý phát sinh và hại nhẹ đến trung
bình, cục bộ hại nặng. Ốc bươu vàng hại nhẹ đến trung bình. Chuột hại cục bộ. Rầy các loại, ruồi
đục nõn, bọ trĩ hại rải rác.
2.
Trên mạ xuân muộn: Chuột gây hại nhẹ đến trung
bình, cục bộ hại nặng ở các ruộng mạ ven gò, ven kênh mương, đường lớn, ruộng
mới gieo. Trong điều kiện nếu thời tiết rét kéo dài, bệnh sinh lý phát sinh và
gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng mạ gieo không che
phủ ni lông. Ngoài ra, châu chấu, rầy các loại gây hại cục bộ.
3. Trên ngô xuân: Chuột hại cục bộ. Bệnh
sinh lý, sâu xám hại rải rác.
4. Trên rau: Sâu xanh hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên rau họ thập tự. Bệnh sương mai, bệnh thối nhũn, bệnh đốm vòng, bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ gây hại nhẹ. Ngoài ra rệp muội phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết khô hanh.
5. Trên cây ăn
quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh sẹo, sâu vẽ bùa phát sinh gây rải rác trên cây
bưởi. Nhện lông nhung, bệnh thán thư gây hại nhẹ trên cây nhãn vải.
6. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối hại gốc, bệnh khô lá gây
hại rải rác trên cây keo, bạch đàn. Bệnh phấn trắng, héo rũ,... hại nhẹ cây con
ở vườn ươm.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa: Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) theo
Văn bản số 4848/KH-UBND ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh. Duy trì đủ lượng nước trong ruộng, chống
rét cho lúa, để hạn chế bệnh sinh lý. Tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ sớm
khi thời tiết ấm; không bón thúc đẻ vào những ngày trời rét, nhiệt độ dưới 150C.
Tăng
cường chỉ đạo diệt chuột theo Văn bản số 1668/SNN-BVTV ngày 16/12/2015 của Sở
Nông nghiệp và PTNT.
2. Trên mạ: Gieo mạ đúng khung lịch thời vụ, không gieo quá dày,
bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục, phân lân, giữ đủ nước trong ruộng mạ. Theo
dõi diễn biến thời tiết, chủ động phòng chống rét cho mạ bằng cách che phủ
nilon.
Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp
IPM. Tích cực diệt chuột bằng
biện pháp kỹ thuật tổng hợp.
3. Trên ngô xuân: Tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho
cây ngô. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có
trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng
ký trên ngô. Pha
và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.
4. Trên rau: Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch
hại tổng hợp (IPM). Chăm
sóc, bón phân đầy đủ cân đối. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích có mật độ
sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục đăng
ký cho rau. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
5. Trên cây ăn
quả: Đẩy
mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Thường xuyên theo dõi và chỉ phun
phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại
thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng
đối tượng đăng ký. Pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
6. Trên cây lâm nghiệp:
Tiếp tục
theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, bồ đề./.