I/
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 9/2017:
1. Trên
cây lúa:
- Bệnh khô vằn:
Tỷ lệ bệnh trung bình 3,6 - 8,8%, cao 15,5 - 28,5%; cục bộ 42 - 57% (Việt
Trì, Đoan Hùng, Thanh Ba). Diện tích nhiễm 4.419,7 ha, (nhiễm nhẹ 2.715,5 ha,
nhiễm trung bình 1.426 ha, nhiễm nặng 278,2 ha), giảm so với CKNT 1.174,9 ha; diện tích phòng
trừ 2.859,2 ha.
-
Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Tỷ lệ
bệnh phổ biến 1,8 - 6,9%, cao 7,0 - 19%, cục bộ 30,2 - 52% (Thanh Ba, Yên Lập).
Diện tích nhiễm 1.435,1 ha (Nhiễm nhẹ 881,4 ha; nhiễm trung bình 543,8 ha; nặng
9,9 ha), giảm so với CKNT 76,2 ha; diện tích đã phòng trừ 1.068,4 ha.
- Rầy các loại: Mật độ phổ biến 115 - 480 con/m2, cao 560 - 1.200 con/m2 ,
cục bộ 2.100 con/m2 (Yên Lập). Diện tích nhiễm 1.127,5 ha (Nhiễm nhẹ 814,9 ha; nhiễm trung
bình 312,6 ha), tăng so
với CKNT 510,7 ha; diện
tích đã phòng trừ 312,6 ha.
- Bọ xít dài: Mật độ phổ
biến 0,3 - 2,4 con/m2, cao 3,0 - 7,0 con/m2. Diện tích nhiễm 636,1 ha (nhiễm nhẹ 585,7
ha, nhiễm trung bình 50,4 ha (Tân Sơn) ), tăng so với CKNT 636,1 ha; diện tích đã phòng trừ
50,4 ha.
- Chuột: Tỷ lệ
dảnh hại trung bình 0,2 - 2,4%; cao 3,0 - 4,5%. Diện tích bị hại 238,5 ha (chủ
yếu nhiễm nhẹ), tăng so với
CKNT 238,5 ha.
- Bệnh
sinh lý (Vàng lá): Tỷ lệ dảnh hại trung bình 1,8%; cao 12,5%; diện tích nhiễm 50,4 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 50,4 ha.
-
Sâu đục thân: Tỷ lệ dảnh hại trung bình 0,1 - 2,2%, cao 3,6%; diện tích nhiễm 35,6
ha (chủ yếu nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT
35,6 ha.
2. Trên cây chè:
- Bọ xít muỗi:
Tỷ lệ búp hại phổ biến 0,8 - 4,0%, cao 5,0 - 12%. Diện tích nhiễm 1.458,5 ha (nhiễm
nhẹ 958,5 ha, nhiễm trung bình 500 ha) tại 7 huyện vùng chè, tăng so
với CKNT 73,7 ha; diện tích đã phòng trừ 500 ha.
- Rầy xanh: Tỷ lệ búp hại phổ biến 0,8 -
4,0%, cao 5,0 - 10%. Diện tích nhiễm 1.469,9 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại 7 huyện
vùng chè, tăng so với CKNT 681,3 ha; diện tích đã phòng trừ 325,8 ha.
- Bọ cánh tơ: Tỷ
lệ búp hại phổ biến 0,4 - 4,0%, cao 6,0 - 8,0%. Diện tích nhiễm 1.206,9 ha (chủ
yếu nhiễm nhẹ) tại 7 huyện vùng
chè, tăng so với CKNT 446,1 ha; diện
tích phòng trừ 169,1 ha.
- Ngoài
ra: Nhện đỏ, bệnh đốm nâu, bệnh
đốm xám gây hại rải rác.
3. Trên cây ngô hè:
- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ bệnh phổ biến 1,7 - 2,7%,
cao 8,0 - 10%. Diện tích nhiễm 24,5 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Tân Sơn, giảm
với CKNT 55,5 ha;
4.
Trên cây ngô đông:
- Bệnh
đốmlá nhỏ: Tỷ lệ bệnh phổ biến 1,7%, cao 16%; diện tích nhiễm 30 ha (chủ yếu
nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 30 ha.
- Sâu
cắn lá: Mật độ trung bình 0,1 - 1,0 con/m2,
cao 2,0 - 3,0 con/m2; diện tích nhiễm 30 ha (chủ
yếu nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 30 ha.
Ngoài ra: Sâu xám, bệnh sinh lý hại rải
rác.
5. Trên cây ăn quả: Bệnh loét, bệnh thán thư, bệnh
chảy gôm, sâu vẽ bùa, rệp phát sinh gây hại rải rác trên bưởi. Nhện lông nhung
hại rải rác trên cây nhãn, vải.
6. Trên cây lâm nghiệp:
- Sâu xanh ăn lá trên cây bồ đề: Mật
độ sâu non trung bình 80 - 100 con/cây, cao 150 - 200 con/cây; phát dục chủ yếu tuổi 3,4. Tổng diện tích nhiễm 97,0 ha (nhiễm nhẹ 37,0 ha, trung bình
45,0 ha, nặng 15,0 ha) tại huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, tăng so với CKNT 97,0 ha; diện tích đã phòng trừ 45,0 ha.
- Ngoài ra: Bệnh
chết héo trên cây keo hại nhẹ. Bệnh đốm lá, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng phát
sinh gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI
THÁNG 10/2017:
1. Trên cây lúa:
- Bệnh khô vằn: Bệnh sẽ tiếp tục phát sinh và gây hại về cuối
vụ, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Các huyện cần chú ý: Tân Sơn, Đoan Hùng.
* Ngoài ra: Cần theo dõi chặt chẽ các đối tượng khác như:
Bệnh đen lép hạt, chuột hại; bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng lá di động (Vàng lụi)...
2. Trên cây ngô đông:
- Bệnh sinh lý: Gây hại trên ngô mới trồng, ở những chân ruộng vàn thấp, mức độ hại nhẹ đến
trung bình.
- Sâu xám: Gây hại trên ngô giai đoạn mới trồng đến 4 lá, mức độ hại
nhẹ đến trung bình.
- Ngoài ra: Sâu cắn lá, bệnh chân trì, bệnh đốm lá gây hại nhẹ . Chuột gây hại cục bộ.
3. Trên rau: Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh thối nhũn
gây hại nhẹ trên rau họ thập tự.
4. Trên cây chè: Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh
tơ hại nhẹ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.
5. Trên cây ăn quả: Rệp, sâu vẽ bùa, bệnh loét, bệnh chảy gôm hại nhẹ trên
bưởi. Bệnh thán thư,nhện lông nhung hại rải rác
trên nhãn, vải.
6. Trên cây lâm
nghiệp: Sâu xanh ăn lá trên cây bồ đề cần tiếp tục theo dõi lứa trong tháng 10, để có biện pháp chỉ đạo kịp
thời. Bệnh chết héo, bệnh đốm lá, bệnh khô lá, bệnh phấn trắng, sâu ăn lá gây hại rải rác trên cây keo.
III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:
1. Trên ngô đông:
- Chỉ
phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
- Tập trung chỉ đạo đánh chuột tập trung
đợt 2 theo văn bản số 770 ngày 28 tháng 6 năm 2017 về việc tăng cường chỉ đạo
diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ mùa - vụ đông năm 2017, từ ngày 30 tháng 9 đến
ngày 20 tháng 10 năm 2017.
2. Trên rau: Chăm sóc theo quy trình sản xuất rau an toàn, áp
dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Chỉ phun phòng trừ những diện
tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có
trong danh mục đăng ký cho rau. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
3. Trên chè:
- Bọ xít muỗi: Khi
nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc
được đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè, ví dụ như: Novimec 1.8EC, Dylan 2EC,
Emaben 2.0EC (3.6WG), Voliam targo 063SC, Oshin
100SL,....
- Rầy xanh: Khi
nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký
trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG,
Actara 25WG, Dylan 2EC,...
- Bọ cánh tơ: Khi
nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc
được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin
36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC
(3.6WG), ...
4. Trên cây bưởi:
- Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc
đặc hiệu để
phòng trừ, ví dụ
như: Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL,
Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG), ...
- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc
hiệu để phòng
trừ, ví dụ như: Dupont TM Kocide
46.1 WG, PN - Coppercide 50WP, Vidoc 80WP, Batocide 12WP,....
- Rệp sáp: Khi cây có trên 25% cành, lá bị hại sử dụng các loại thuốc đặc
hiệu để
phòng trừ, ví dụ
như thuốc: Biomax 1EC, Applaud 25SC, Hello 700WG, Map - Judo 25WP, Taron 50EC,
Actara 25WG,...
5. Trên cây lâm nghiệp:
- Sâu xanh ăn lá bồ đề: Tạm thời sử dụng thuốc đã
được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam:
+ Với những diện tích rừng có địa
hình thấp, nguồn nước thuận lợi, cây tuổi 1 - 2 (cây còn thấp): Sử dụng những loại thuốc hóa học có
tác dụng tiếp xúc, xông hơi mạnh pha với nước dùng bình phun để phun phòng trừ ví dụ như: Victory 585EC, Wavotox 585EC,... .
+ Với những diện tích rừng tuổi
trên 3 năm, địa hình cao, không có nguồn nước: Sử dụng những loại thuốc có hoạt chất Nereistoxin ví
dụ như: Neretox 95 WP liều lượng 1,1 kg trộn đều với 6 - 7 kg bột
nhẹ phun cho 1 ha; Dùng máy phun động cơ phun thuốc dạng bột phun theo từng
băng rộng 10 -15 m theo đường đồng mức từ trên xuống dưới.
- Bệnh chết héo cây keo: Tăng cường điều tra, phát hiện các diện tích keo bị nhiễm bệnh. Hiện nay,
chưa có thuốc hướng dẫn phòng trừ đối với bệnh chết héo trên cây keo, trước mắt
tạm thời sử dụng một số loại thuốc BVTV có chứa các hoạt chất như Mancozeb,
Metalaxyl-M (ví dụ Ridomil Gold 68WG), Fosetyl-aluminium (ví dụ Aliette 800WG),
Propiconazole (ví dụ Tilt super 300EC), Chlorothalonil (ví dụ Daconil 75WP,
Binhconil 75WP) pha ở nồng độ 0,1% để phun phòng trừ.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại
Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly: Khi sử dụng thuốc BVTV xong
phải thu gom bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.