Đối với mạ xuân sớm: Điều tra phát hiện và phòng trừ kịp thời đối với rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam và rầy xanh đuôi đen là môi giới truyền bệnh vàng lụi (vàng lá di động).
Trên ngô đông: Tiến hành rà soát để xử lý kịp thời bệnh Lùn sọc đen phương Nam (nếu có); các đối tượng khác chỉ phun phòng trừ khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.
I/
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 11/2017:
1. Trên cây ngô đông:
- Bệnh khô vằn:
Tỷ lệ bệnh phổ biến 2,6 - 8,0%; cao 12,0 - 25,5%; diện tích nhiễm 379,1 ha
(nhiễm nhẹ 347,8 ha, nhiễm trung bình 31,3 ha), tăng so với CKNT
2,7 ha. Diện tích đã
phòng trừ 18,4 ha.
- Bệnh
đốm lá nhỏ: Tỷ lệ bệnh phổ biến 3,9 - 10%; cao 12,5 - 22,5%; cục bộ 32% (Lâm
Thao); diện tích nhiễm 205,6 ha (nhiễm nhẹ 203,3 ha, nhiễm trung bình 2,3 ha),
tăng so với CKNT 139,2 ha.
- Sâu
đục thân, bắp: Tỷ lệ hại phổ biến 2,9 - 8,0%; cao 10 - 20%; diện tích nhiễm 164,8
ha (chủ yếu nhiễm nhẹ), giảm so với CKNT 17,7 ha.
- Rệp
cờ: Tỷ lệ hại phổ biến 2,3 - 8,0%, cao 10 - 13,3%; cục bộ 22 - 23,3% (Thanh
Thủy, Lâm Thao); diện tích nhiễm 86,3 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 86,3
ha.
- Bệnh
đốm lá lớn: Tỷ lệ bệnh phổ biến 2,8 - 5,0%; cao 12 - 18%; diện tích nhiễm 37,7
ha (chủ yếu nhiễm nhẹ), giảm so với CKNT 144,7 ha.
- Sâu
cắn lá: Mật độ phổ biến 0,3 - 1,0 con/m2;
cao 2,0 - 3,0 con/m2; diện tích nhiễm 32,1 ha (chủ
yếu nhiễm nhẹ), giảm so với CKNT 12,9 ha.
2.
Trên rau:
- Sâu xanh: Mật
độ hại phổ biến 1,0 - 2,5 con/m2, cao 3,0 - 9,0 con/m2; diện tích nhiễm 59,4 ha
(nhiễm nhẹ 52,5 ha,nhiễm trung bình 6,9 ha), giảm so với CKNT 82,6 ha. Diện
tích đã phòng trừ 8,4 ha.
- Sâu tơ: Mật độ
hại phổ biến 1,5 - 6,4 con/m2; cao 10 - 22 con/m2; diện tích nhiễm 32,7 ha
(nhiễm nhẹ 16,4 ha; nhiễm trung bình 16,3 ha), giảm so với CKNT 3,0 ha. Diện
tích đã phòng trừ 16,3 ha.
- Bệnh sương
mai: Tỷ lệ bệnh hại phổ biến 0,4 - 1,1%; cao 4,0 - 6,0%, cục bộ 15 - 20 (Tam
Nông); diện tích nhiễm 22,3 ha (nhiễm nhẹ 18,3 ha; nhiễm trung bình 4,0 ha), giảm
so với CKNT 54,0 ha. Diện tích đã phòng trừ 4,0 ha.
- Rệp: Tỷ lệ hại
phổ biến 2,7 - 8,0%; cao 10 - 16%; diện tích nhiễm 19,6 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ),
tăng so với CKNT 19,6 ha.
- Bọ nhảy: Mật
độ hại phổ biến 6,0 - 11 con/m2; cao 16,7 - 20 con/m2; diện tích nhiễm 9,7 ha
(chủ yếu nhiễm nhẹ), giảm so với CKNT 25,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 0,7 ha.
3. Trên cây chè:
- Rầy xanh: Tỷ lệ búp hại phổ biến 0,4 -
4,0%; cao 5,0 - 10%. Diện tích nhiễm 803,7 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại 7 huyện
vùng chè, giảm so với CKNT 3,7 ha.
- Bọ xít muỗi:
Tỷ lệ búp hại phổ biến 0,4 - 4,2%; cao 5,0 - 10%. Diện tích nhiễm 772,3 ha (chủ
yếu nhiễm nhẹ) tại 7 huyện vùng chè, giảm so với CKNT 545,8 ha.
- Bọ cánh tơ: Tỷ
lệ búp hại phổ biến 0,4 - 4,0%; cao 6,0 - 8,0%. Diện tích nhiễm 316,1 ha (chủ
yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Tân Sơn, giảm so với CKNT 343,9 ha.
- Ngoài
ra: Nhện đỏ, bệnh đốm nâu, bệnh
đốm xám gây hại rải rác.
4. Trên cây lâm nghiệp:
- Sâu xanh ăn lá trên cây bồ đề: Mật
độ sâu non trung bình 10 - 15 con/cây; cao 30 - 40 con/cây. Tổng diện tích
nhiễm 4,5 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Thanh Sơn tăng so với CKNT 4,5
ha.
- Ngoài ra: Bệnh
chết héo, bệnh đốm lá, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng phát sinh gây hại rải rác
trên cây keo, bạch đàn.
5. Trên cây ăn quả: Rệp
sáp, bệnh thán thư, bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả, nhện đỏ, bệnh loét, sâu
đục thân, đục cành, sâu ăn lá, bọ xít phát sinh gây hại rải rác trên
cây bưởi Đoan Hùng. Bệnh thán thư hại rải rác trên cây nhãn, vải.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI
THÁNG 12/2017:
1. Trên mạ xuân sớm: Rầy các loại, cào cào, châu chấu,
... gây hại rải rác, chuột gây hại cục bộ.
Trên ngô đông: Bệnh
khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân, bắp hại nhẹ. Rệp cờ hại rải rác; chuột gây
hại cục bộ.
2. Trên cây rau: Sâu
tơ, sâu xanh, bọ nhảy, bệnh sương mai, bệnh
thối nhũn hại nhẹ. Rệp, bệnh lở cổ rễ, ... hại rải rác.
3. Trên cây chè: Bọ
xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ hại nhẹ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh phồng lá
chè hại rải rác.
4. Trên cây ăn quả: Rệp sáp, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả, bệnh loét,
bệnh thán thư, rệp, sâu ăn lá, sâu đục thân, đục cành, bệnh chảy gôm hại nhẹ
rải rác trên cây bưởi Đoan Hùng. Bệnh thán thư hại rải rác trên nhãn, vải.
5. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi sâu xanh ăn lá trên cây bồ đề để có biện pháp phòng trừ kịp thời hiệu quả. Bệnh chết héo, bệnh khô lá, bệnh đốm
lá, bệnh phấn trắng, sâu ăn lá phát sinh gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.
III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:
1. Trên mạ:
- Đối với mạ xuân sớm: Điều tra
phát hiện và phòng trừ kịp thời đối với rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh
lùn sọc đen phương Nam và rầy xanh đuôi đen là môi giới truyền bệnh vàng lụi
(vàng lá di động).
- Đối với mạ xuân trung: Tiến hành xử lý hạt giống
trước khi gieo; che phủ nilon chống rét cho mạ, đồng thời ngăn ngừa rầy xâm
nhiễm.
2. Trên ngô
đông: Tiến
hành rà soát để xử lý kịp thời bệnh Lùn sọc đen phương Nam (nếu có); các đối
tượng khác chỉ phun phòng trừ khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng. Tích cực
diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.
3. Trên rau: Phòng
trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng, cụ thể:
- Bệnh
sương mai: Khi ruộng có trên 10% cây
hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu đăng ký trừ bệnh sương mai trên cây rau họ thập tự, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Tungsin-M 72WP, Diboxylin 4SL, 8SL, ....
- Sâu xanh: Khi ruộng có trên 6 con/m2, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu đăng
ký trừ sâu xanh trên cây rau, ví
dụ như: Dylan 2EC, Aremec
36EC, Pegasus 500SC, Pesieu 500SC, ...
- Sâu tơ:
Khi ruộng có trên 30 con/m2
(giai đoạn cây lớn), sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ như: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Pesieu 500SC, Emaben
2.0EC,...
4. Trên chè:
- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%;
có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc, ví dụ như: Novimec 1.8EC, Dylan 2EC,
Emaben 2.0EC (3.6WG), Voliam targo 063SC, Oshin
100SL,....
- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%;
có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin
36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC
(3.6WG),...
5. Trên cây bưởi: Đối
với những vườn quả đang trong giai đoạn chín, chỉ phun thuốc khi mật độ sâu, tỷ
lệ bệnh vượt ngưỡng và ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng quả, khi phun
tuyệt đối đảm bảo thời gian cách ly.
6. Trên cây lâm nghiệp:
- Sâu xanh ăn lá bồ đề: Phát dọn thực bì trên diện tích trồng bồ
đề, kết hợp bắt, giết trưởng thành, trứng và các ổ sâu non mới nở làm giảm mật
độ sâu. Đồng thời theo dõi tỷ lệ sâu nở để xử lý kịp thời.
- Bệnh chết héo cây keo: Tiếp tục theo dõi và
chủ động điều tra, phát hiện các diện tích keo bị nhiễm bệnh. Hiện nay chưa có
thuốc hướng dẫn phòng trừ đối với bệnh
chết héo trên cây keo, do đó trước mắt tạm thời sử dụng một số loại thuốc BVTV
có chứa các hoạt chất như Mancozeb, Metalaxyl-M (ví dụ Ridomil Gold 68WG),
Fosetyl-aluminium (ví dụ Aliette 800WG), Propiconazole (ví dụ Tilt super
300EC), Chlorothalonil (ví dụ Daconil 75WP, Binhconil 75WP) pha ở nồng độ 0,1%
để phun phòng trừ.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có
trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo
hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly;
khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom
vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương.
Nơi nhận:
-
Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);
- Sở NN & PTNT: Ô. Anh (b/c);
- UBND các huyện, thành, thị;
- Phòng TT Sở;
- Lãnh đạo CC; các phòng, trạm BVTV (s/i);
- Tổ Website Chi cục (để đăng);
- Lưu: VT, KT (18b).
|
KT. CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Trường Giang
|