Thứ Bảy, 23/11/2024
Thông báo tình hình sâu bệnh tháng 3/2018. Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 4/2018
Gửi bài In bài

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 3/2018:

1. Trên lúa xuân sớm, xuân trung:

- Chuột: Tỷ lệ hại phổ biến 0,8 - 4,2%, cao 5,2 - 15,6%; diện tích bị hại 266,3 ha (hại nhẹ 203,0 ha, hại trung bình 63,3 ha), giảm so với CKNT 603,4 ha.

- Bệnh sinh lý: Tỷ lệ hại phổ biến 1,5 - 6,0%, cao 10 - 17,2%, cục bộ 30% (Hạ Hòa); diện tích nhiễm 160,0 ha (nhiễm nhẹ 122,0 ha, nhiễm trung bình 38,0 ha), giảm so với CKNT 50,3 ha.

- Ruồi đục nõn: Tỷ lệ hại phổ biến 1,3 - 5,4%, cao 7,1 - 14,6%; diện tích nhiễm 204,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 163,6 ha.

- Sâu đục thân (Cú mèo, 5 vạch): Tỷ lệ hại phổ biến 0,2 - 2,4%, cao 5,4 - 5,9%; diện tích nhiễm 52,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 52,7 ha.

- Bọ trĩ: Tỷ lệ hại phổ biến 1,6 - 3,2%, cao 5,0 - 9,0%; diện tích nhiễm 36,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 36,1 ha.

- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ hại 0,6 - 4,1%, cao 6,0 - 10,8%; diện tích nhiễm 35,7 ha, giảm so với CKNT 848,5 ha.

- Bọ xít đen: Mật độ hại phổ biến 1,4 con/m2, cao 10 con/m2; diện tích nhiễm 10,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 10,6 ha.

- Bệnh đạo ôn lá hại cục bộ ổ tại xã Ấm Hạ - Hạ Hòa; tỷ lệ hại 15%; diện tích nhiễm 0,02 ha. Diện tích đã phòng trừ 0,02 ha.

Ngoài ra: Rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ hại rải rác.

2. Trên lúa xuân muộn:

- Bệnh sinh lý: Tỷ lệ hại phổ biến 0,9 - 5,0%, cao 6,0 - 12,4%; diện tích nhiễm 399,3 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ), giảm so với CKNT 969,1 ha.

- Ốc bươu vàng: Mật độ hại phổ biến 0,1 - 1,0 con/m2, cao 1,2 - 2,0 con/m2; diện tích nhiễm 169,4 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 169,4 ha.

- Ruồi đục nõn: Tỷ lệ hại phổ biến 2,7 - 6,8%, cao 10,5 - 15,9%; diện tích nhiễm 135,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ), giảm so với CKNT 239,8 ha.

- Chuột: Tỷ lệ hại phổ biến 0,2 - 2,9%, cao 5,0 - 8,0%; diện tích bị hại 37,6 ha (Chủ yếu hại nhẹ), giảm so với CKNT 1.580,5 ha.

Ngoài ra: Rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hại rải rác. Bệnh đạo ôn lá xuất hiện rải rác.

 

3. Trên rau:

- Sâu xanh: Mật độ hại phổ biến 1,0 - 1,6 con/m2, cao 12 con/m2; diện tích nhiễm 1,6 ha (nhiễm nhẹ 0,6 ha; nhiễm trung bình 0,6 ha, nhiễm nặng 0,4 ha); tại huyện Lâm Thao; tăng so với CKNT 1,6 ha. Diện tích đã phòng trừ 0,6 ha.

- Bọ nhảy: Mật độ hại phổ biến 2,0 - 6,2 con/m2;  cao 15 - 35 con/m2; diện tích nhiễm 0,9 ha (nhiễm nhẹ 0,6 ha, nhiễm trung bình 0,3 ha), tăng so với CKNT 0,9 ha.

- Sâu tơ: Mật độ hại phổ biến 1,7 con/m2; cao 15 con/m2; diện tích nhiễm 0,3 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 0,3 ha.

4. Trên ngô xuân:

Sâu xám: Tỷ lệ hại phổ biến 0,1 - 1,0%, cao 2,0 - 2,5%; diện tích nhiễm 86,1 ha (Nhiễm nhẹ 55,4 ha, nhiễm trung bình 30,7 ha), tăng so với CKNT 68,2 ha.

5. Trên cây chè:

- Rầy xanh: Tỷ lệ hại phổ biến 1,2 - 4,0%, cao 5,0 - 8,0%; diện tích nhiễm 658,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 408,0 ha.

- Bọ xít muỗi: Tỷ lệ hại phổ biến 0,5 - 4,0%, cao 6,0 - 8,0%; diện tích nhiễm 527,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 167,1 ha.

- Bọ cánh tơ: Tỷ lệ hại 1,2 - 4,0%, cao 5,0 - 6,0%; diện tích nhiễm 435,9 ha; giảm so với CKNT 2,0 ha.

- Ngoài ra: Bệnh đốm nâu, đốm xám phát sinh và gây hại rải rác.

6. Trên cây ăn quả: Nhện, rệp, bọ xít, sâu ăn lá, bệnh thán thư phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung, bệnh thán thư hại rải rác trên cây nhãn, vải.

7. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh phấn trắng, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, bệnh đốm lá gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 4/2018:

1. Trên lúa xuân:

- Bệnh đạo ôn lá: Gây hại nhẹ đến trung bình trên các giống nhiễm như Nếp, J02, BC15, HT1, KD18, Nhị ưu, .... Các huyện cần chú ý: Hạ Hòa, Lâm Thao, Thanh Ba, Việt Trì, Phù Ninh, .... Cần lưu ý trên những ruộng đã bị nhiễm đạo ôn lá cần phải phòng trừ đạo ôn cổ bông trước khi lúa trỗ trong tháng 4/2018.

- Bệnh khô vằn hại trên diện rộng mức độ hại nhẹ đến trung bình. Cần lưu ý trên những ruộng bón phân không cân đối, bón thừa đạm, ruộng có nước thải chăn nuôi, ...

- Rầy các loại gây hại nhẹ đến trung bình, cần lưu ý những ổ rầy gây hại của năm trước.

Ngoài ra: Chuột hại cục bộ; sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh sinh lý, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại nhẹ rải rác.  

2. Trên ngô xuân: Sâu cắn lá, bệnh đốm lá hại nhẹ. Chuột hại cục bộ.

3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Nhện đỏ, rệp, bọ xít, sâu ăn lá, bệnh thán thư phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung, bệnh thán thư hại rải rác trên cây nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp: Châu chấu tre lưng vàng nở từ đầu tháng 4 trở đi, những huyện đã có châu chấu ở những năm trước cần lưu ý như: Đoan Hùng, Yên Lập, Tam Nông, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Tân Sơn, Cẩm Khê, ....

- Ngoài ra: Bệnh khô cành khô lá, bệnh phấn trắng, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, bệnh đốm lá gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

Tiếp tục thực hiện tốt văn bản số 66/SNN-BVTV ngày 16/01/2018 về việc tiếp tục tăng cường chỉ đạo phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa ngô.

1. Trên lúa xuân:

- Bệnh vàng lụi, lùn sọc đen: Tiếp tục điều tra phát hiện rầy xanh đuôi đen, rầy lưng trắng. Nếu phát hiện cần tiến hành phòng trừ ngay bằng một số loại thuốc ví dụ như: Actara 25WG, Virtako 1.5RG, Hichespro 500WP, Admire 050 EC, Thiamax 25 WDG, Mã lục 250WP, Ba Đăng 500WP, Chersieu 75WG, ... .

- Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng. Phòng trừ sớm khi ruộng chớm bị bệnh (5% lá bị hại) và phòng trừ khi lúa bắt đầu trỗ đối với những ruộng đã nhiễm đạo ôn lá bằng các loại thuốc trị đạo ôn, ví dụ như: Katana 20SC, Fu-army 30WP, Sako 25WP, Abenix 10FL, Ka-bum 650WWP, Funhat 40WP, Sieubem 777WP, A.V.T 5SC, Som 5SL, Difusan 40EC, Hibim 31WP... Nếu ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày, phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá.

- Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ:  Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

-  Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ rầy, ví dụ: Babsac 600 EC, Superista 25EC, Victory 585 EC, Rockfos 550 EC, Hichespro 500WP, ....

- Chuột: Tiếp tục diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp trong giai đoạn lúa làm đòng - trỗ bông, có thể dùng bả sinh học hoặc thuốc trừ chuột hóa học có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ như bả trộn sẵn Broma 0.005AB,..., thuốc Ranpart 2%D, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ...

2. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

3. Trên cây bưởi: Phun phòng trừ sâu bệnh gây hại có mật độ, tỷ lệ vượt ngưỡng.

4. Châu chấu tre lưng vàng:

Tăng cường thông tin tuyên truyền trên hệ thống Đài PTTH, truyền thanh các xã, khu dân cư để người dân tăng cường kiểm tra đồi rừng, đặc biệt trong thời gian đầu đến giữa tháng 4, khi châu chấu mới nở.

- Khi phát hiện châu chấu mới nở dùng vợt bắt giết những ổ châu chấu đang co cụm ở trên mặt đất, ruộng lúa, bờ cỏ đem tiêu hủy. Đối với những ổ châu chấu trên đồi rừng, khó áp dụng biện pháp thủ công cần tổ chức tổ dịch vụ phun tập trung, dùng máy động cơ phun bao vây xung quanh ổ dịch để tiêu diệt. Sử dụng các loại thuốc trừ châu chấu tre đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, ví dụ: Victory 585EC, Lufen extra 100EC, Neretox 95WP,...

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn