Hiện nay, trà lúa xuân sớm, xuân trung đang trong giai đoạn làm đòng; trà xuân muộn trong giai đoạn cuối đẻ - đứng cái, đây là giai đoạn cây lúa mẫn cảm với các đối tượng sâu bệnh hại. Qua kết quả điều tra sâu bệnh tuần 14 (02-03/4/2018, trên đồng ruộng, một số đối tượng có khả năng gây hại, ảnh hưởng tới năng suất. Chi cục BVTV thông báo kết quả tình hình dịch hại, dự báo trong thời gian tới và đề xuất các biện pháp phòng trừ như sau:
I/ TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ DỰ
BÁO 7 NGÀY TỚI:
1. Bệnh đạo ôn:
* Hiện tại: Bệnh đạo ôn lá phát sinh rải rác tại các huyện Thanh Ba, Yên Lập, Thanh Thủy, Phù Ninh, Hạ
Hòa, Lâm Thao, Cẩm Khê, Việt Trì. Tỷ lệ bệnh trên lá phổ biến 0,2 - 2,1%, cao 3,5 - 4,0%.
* Dự báo: Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc, trong
vài ngày tới trời nhiều mây, đêm và sáng trời lạnh, có mưa nhỏ, ẩm độ không khí
cao; cây lúa được bổ sung đạm do bón đón
đòng nên mẫn cảm với bệnh; nguồn bệnh sẵn có trên ruộng là điều kiện để bệnh
đạo ôn cổ bông phát triển và gây hại đối với diện tích lúa trà sớm trỗ xung quanh 15/4/2018, nhất là trên các
giống nhiễm như Nếp, J02, BC15, HT1, KD18, Nhị ưu, .... Các huyện cần chú ý: Hạ Hòa, Lâm Thao, Việt
Trì, Phù Ninh, Thanh Ba, Thanh Thủy...
2. Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Bệnh phát sinh rải rác tại
các huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, Lâm Thao, Tam
Nông, Yên Lập, Thanh Thủy; mức độ
hại nhẹ. Tỷ lệ hại phổ biến 1,5 - 8,0%,
cao 10,8 - 16,0%. Diện tích nhiễm 318,1 ha.
* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát triển,
lây lan và gây hại, nhất là trên diện tích lúa làm đòng đến trỗ bông. Mức độ
hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều
đạm và bón phân không cân đối.
3. Châu chấu tre lưng vàng sẽ nở rộ, di
chuyển và gây hại sau 10/4/2018 trên các đồi tre, mai, luồng, ruộng lúa, ngô
thuộc các huyện Đoan Hùng, Yên Lập, Tam Nông, Hạ Hòa, Thanh Sơn,
Tân Sơn, Cẩm Khê....
Ngoài ra: Các đối tượng khác như rầy các loại, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đốm sọc vi khuẩn
hại rải rác.
II/ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG
TRỪ:
1.
Bệnh đạo ôn:
Khi phát hiện ruộng bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích
sinh trưởng. Phòng trừ sớm khi ruộng chớm bị bệnh (5% lá bị hại) và phòng
trừ đạo ôn cổ bông khi lúa bắt đầu thấp tho trỗ
đối với những ruộng đã nhiễm đạo ôn lá bằng các loại thuốc trị đạo ôn, ví
dụ như: Katana 20SC, Fu-army 30WP, Sako 25WP, Abenix 10FL, Ka-bum 650WWP,
Funhat 40WP, Sieubem 777WP, A.V.T 5SC, Som 5SL, Difusan 40EC, Hibim 31WP... Nếu ruộng bị nặng phải phun kép (2 lần) cách nhau 5 - 7 ngày, phun kỹ cho
thuốc tiếp xúc đều trên lá.
2. Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ
lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ: Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC,
Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC...), pha và phun theo hướng dẫn
kỹ thuật trên bao bì.
3. Chấu chấu tre: Khi phát hiện châu
chấu mới nở, dùng vợt bắt
giết
những ổ châu chấu đang
co cụm ở trên mặt đất, ruộng lúa, bờ cỏ đem tiêu hủy. Đối với những ổ châu chấu trên
đồi rừng, khó áp dụng biện pháp thủ công cần tổ chức tổ dịch vụ phun tập trung, dùng máy động cơ
phun bao vây xung quanh ổ dịch để tiêu diệt. Sử dụng các loại thuốc trừ châu chấu tre
đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, ví dụ: Victory 585EC, Lufen extra 100EC, Neretox 95WP,... pha và phun theo
hướng dẫn trên bao bì.
* Ngoài ra: Cần tiếp tục diệt chuột thường
xuyên bằng các biện pháp tổng hợp, theo dõi chặt chẽ để phòng trừ kịp thời các
ổ rầy các loại, sâu đục thân, sâu cuốn
lá nhỏ, bệnh đốm sọc vi khuẩn trên
lúa và các đối tượng khác trên cây trồng...
Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ thông báo và kính đề
nghị UBND các huyện, thành, thị quan tâm chỉ đạo./.