Thứ Bảy, 23/11/2024
Tình hình dịch hại 07 ngày trên lúa từ ngày 29/8 đến 04/9/2018
Gửi bài In bài

Hiện nay, trà lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sáp - chín; trà lúa mùa trung đang trong giai đoạn trỗ - chín sữa. Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là bắt đầu bước vào thu hoạch. Tuy nhiên, qua điều tra sâu bệnh, một số đối tượng vẫn đang phát triển, gia tăng mật độ, gây hại về cuối vụ, cần được quan tâm phòng trừ. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ thông báo như sau:

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH VÀ DỰ BÁO:

1. Rầy các loại:

* Hiện tại: Phát sinh và gây hại rải rác ở tất cả các huyện, thành, thị. Mật độ rầy phổ biến 100 - 700 con/m2, cao 800 - 1.500 con/m2, cục bộ 2.000 - 4.000 con/m2 (Thanh Ba, Cẩm Khê, Lâm Thao, Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Thủy), cá biệt 5.000 - 7.000 con/m2 (Cẩm Khê, Việt Trì, Yên Lập). Phát dục chủ yếu tuổi 2,3,4 và trưởng thành. Mật độ trứng rầy phổ biến 12 - 30 ổ/m2, cao 70 - 200 ổ/m2, cục bộ 560 - 800 ổ/m2 (Việt Trì). Diện tích nhiễm 4.144,3 ha (Nhiễm nhẹ 2.271,2 ha, trung bình 1.538,9 ha, nặng 334,1 ha ), diện tích đã phòng trừ 1.821 ha.

* Dự báo: Rầy tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ, gây hại trên trà lúa mùa trung; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, có thể gây cháy chòm, cháy ổ trên lúa đang giai đoạn chín sáp. Dự kiến diện tích cần phòng trừ tiếp trong thời gian tới khoảng 700 ha. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Việt Trì, Cẩm Khê, Thanh Ba, Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Sơn,...

2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Bệnh phát sinh và gây hại rải rác ở hầu hết các huyện, thành, thị; tỷ lệ bệnh phổ biến 1,6 - 5,6%; cao 10 - 25%; cục bộ 33,3 - 41,6% (Việt Trì, Lâm Thao), cá biệt 60% (Lâm Thao). Diện tích nhiễm 569,2 ha (Nhiễm nhẹ 403,7 ha, trung bình 131,1 ha, nặng 34,2 ha), giảm so với CKNT 660,8 ha; diện tích đã phòng trừ 211,1 ha.

* Dự báo: Trong kỳ tới, bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại trên trà trung trong điều kiện mưa rào, kèm theo dông, lốc, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, cấy các giống nhiễm (Nhị ưu số 7, Nhị ưu 838, Thiên ưu 8, GS9, Hương Thơm, TBR 225, ...).  Các huyện cần lưu ý: Lâm Thao, Hạ Hòa, TP Việt Trì, Tam Nông, Yên Lập, Thanh Ba, Cẩm Khê, Thanh Thủy, Thanh Sơn.

3. Ngoài ra: Sâu đục thân, bệnh khô vằn gây hại nhẹ. Bệnh sinh lý, bọ xít dài hại nhẹ rải rác.

II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Đề nghị UBND các huyện, thành, thị: Chỉ đạo các phòng, trạm chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn huy động cán bộ khuyến nông cơ sở, bà con nông dân không chủ quan, lơ là về cuối vụ, tập trung kiểm tra đồng ruộng; chỉ đạo quyết liệt và hướng dẫn nông dân phun phòng trừ kịp thời những diện tích nhiễm sâu, bệnh vượt ngưỡng theo hướng dẫn kỹ thuật của Chi cục.

- Giao trạm Trồng trọt và BVTV các huyện, thành, thị: Tăng cường công tác điều tra, DTDB, ra thông báo hàng tuần, tham mưu chỉ đạo và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời, có hiệu quả.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ: Chersieu 75 WG, Excel Babsac 600 EC, Victory 585 EC, Superista 25 EC, Rockfos 550 EC, Nibas 50 EC, ....Khi lúa vào giai đoạn chín sáp, cần rẽ băng rộng 0,8 - 1,0 m và phun thuốc kỹ vào gốc lúa.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nhất là sau mưa dông, lốc. Khi ruộng chớm bị bệnh cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, ...). Lưu ý: Khi phun thuốc, tuyệt đối không phun kèm phân bón lá và thuốc kích thích sing trưởng.

- Các đối tượng khác: Cần chú ý theo dõi chặt chẽ và thực hiện phòng trừ theo thông báo, hướng dẫn của Chi cục và Trạm Trồng trọt và BVTV./.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn