I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 01/2019:
1. Trên lúa xuân:
- Bệnh sinh lý: Nhiễm nhẹ, chủ yếu trên trà xuân trung; Diện
tích nhiễm 75,8 ha tại Việt Trì.
- Ốc bươu vàng:
+ Đối với trà xuân trung: Diện tích nhiễm 200,1 ha (Nhiễm
nhẹ 178,2 ha, trung bình 21,9 ha) tại Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông, Yên
Lập, Phú Thọ, Thanh Sơn; tăng so với CKNT 156,6 ha. Diện tích đã phòng trừ 21,9 ha.
+ Đối với trà xuân muộn: Diện tích nhiễm 7,5 ha (Chủ yếu
nhiễm nhẹ) tại Thanh Ba; tăng so với CKNT 7,5
ha.
2. Trên mạ xuân:
- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm 1,9 ha (Chủ yếu nhiễm
nhẹ) tại Đoan Hùng; tăng so với CKNT 1,9 ha.
3. Trên cây rau:
- Sâu xanh:
Diện tích nhiễm 136,6 ha (Nhiễm nhẹ 133,6 ha, trung bình 3,0 ha) tại huyện Lâm
Thao, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Việt Trì, Phù Ninh, Phú Thọ; tăng so với CKNT 45,8
ha. Diện tích đã phòng trừ 7,4 ha.
- Bệnh sương mai: Diện tích nhiễm
21,6 ha (Nhiễm nhẹ 19,4 ha, trung bình 2,2 ha) tại huyện Lâm Thao, Việt Trì,
Phù Ninh, Thanh Sơn; giảm so với CKNT 24,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 3,4 ha.
- Bọ nhảy: Diện tích nhiễm 9,2 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Lâm Thao, Việt Trì; giảm so với CKNT 24,4 ha.
- Rệp: Diện tích nhiễm 6,1 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Việt Trì, Phù Ninh; tăng so với CKNT 0,9 ha.
- Ngoài ra bệnh thối nhũn vi
khuẩn, sâu tơ gây hại rải rác, diện tích nhiễm không đáng kể.
4. Trên cây ngô đông:
- Bệnh khô vằn: Diện tích
nhiễm 95,8 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Thanh
Thủy, Lâm Thao, Yên Lập; tăng so với CKNT 39 ha.
- Chuột: Diện tích bị hại 27,4 ha (Chủ yếu hại nhẹ) tại
huyện Phù Ninh; tăng so với CKNT 14,2 ha.
- Sâu đục thân, bắp: Diện
tích nhiễm 17,0 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Thanh Thủy, Yên Lập; giảm so
với CKNT 45,8 ha.
5. Trên cây ăn quả: Rệp các loại, sâu ăn
lá, sâu vẽ bùa, bệnh chảy gôm gây hại rải rác trên cây bưởi.
6. Trên cây lâm
nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá,
bệnh phấn trắng, thán thư hại nhẹ. Sâu
cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 02/2019:
1. Trên lúa xuân sớm và xuân trung: Ốc bươu vàng, bệnh sinh lý, bọ trĩ, sâu cuốn lá
nhỏ, chuột, đạo ôn lá gây hại rải rác.
2. Trên lúa xuân muộn: Ốc bươu vàng, bệnh sinh lý, chuột hại rải rác.
3. Trên cây rau: Sâu xanh, rệp, sâu tơ,
bệnh sương mai, bệnh thối nhũn vi khuẩn hại
rải rác.
4. Trên cây chè: Bệnh
đốm nâu, đốm xám hại rải rác.
5. Trên cây ăn quả: Rệp các loại, sâu
ăn lá, sâu vẽ bùa, bệnh chảy gôm,thán thư gây hại rải rác trên cây bưởi.
6. Trên cây lâm
nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá,
bệnh phấn trắng hại nhẹ. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.
III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa xuân: Duy trì đủ lượng nước trong ruộng, chống
rét cho lúa, để hạn chế bệnh sinh lý. Tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ sục
bùn khi lúa bén rễ hồi xanh và thời tiết ấm. Nếu phát hiện có rầy xanh đuôi
đen, rầy lưng trắng cần tiến hành phòng trừ ngay bằng một số loại thuốc ví dụ
như: Actara 25WG, Virtako 1.5RG, Hichespro 500WP, Admire
050 EC, Thiamax 25 WDG,... .
- Ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp thủ công bắt thu gom ốc, trứng đưa ra
khỏi ruộng. Khi mật độ ốc cao trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên
10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc trừ ốc bươu vàng (ví dụ: Boxer 15GR; StarPumper 800WP; Clodansuper
700 WP; Pazol 700WP, ...).
- Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, tăng cường
làm cỏ sục bùn. Khắc phục bằng cách bón 10-15 kg vối bột + 10-15 kg supe lân
kết hợp với làm cỏ sục bùn, hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và giải
độc cho lúa như XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu lân,...
- Tổ chức diệt chuột tập trung vào giai đoạn lúa đẻ
nhánh – đẻ nhánh rộ.
2. Trên rau: Tập
trung chăm sóc, bón phân cho rau theo quy trình sản xuất rau an toàn. Áp dụng
biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, chỉ phun phòng trừ những diện tích có
mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh
mục đăng ký cho rau.
3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu,
tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
4. Trên cây bưởi: Chú
ý phòng trừ sâu bệnh giai đoạn lộc non, nụ hoa.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng
tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì,
chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom
vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.