Thứ Sáu, 26/4/2024
Thông báo tình hình sâu bệnh tháng 2, dự báo tình hình sâu bệnh tháng 3/2019
Gửi bài In bài

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 02/2019:

1. Trên lúa xuân sớm và xuân trung:

- Chuột: Xuất hiện sớm so với cùng kỳ, diện tích bị hại 584,7 ha (Chủ yếu hại nhẹ) tại Hạ Hòa, Việt Trì,  Phù Ninh, Tam Nông, Lâm Thao, Đoan Hùng, Thanh Sơn; tăng so với CKNT 584,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 41,5 ha.

- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm 45,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Việt Trì, Lâm Thao, Tam Nông; giảm so với CKNT 1,009,3 ha.

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 119,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Lâm Thao, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Phú Thọ, Thanh Thủy; giảm so với CKNT 272,4 ha.

- Ruồi đục nõn: Diện tích nhiễm 55,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Hạ Hòa; tăng so với CKNT 55,6 ha.

- Bệnh đạo ôn lá xuất hiện rải rác, tỷ lệ hại phổ biến 0,1 - 0,5%, cao 1,0 - 3,0% tại hầu hết các huyện, thành, thị.

Ngoài ra: Bọ trĩ, bọ xít đen, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bệnh khô vằn hại rải rác.

2. Trên lúa xuân muộn:

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 351,6 ha (Nhiễm nhẹ 326,3 ha, trung bình 25,3 ha) tại Thanh Sơn, Tân Sơn, Lâm Thao, Yên Lập, Thanh Ba, Tam Nông; giảm so với CKNT 163,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 40,5 ha.

- Chuột: Diện tích bị hại 202,6 ha (Chủ yếu hại nhẹ) tại Hạ Hòa; tăng so với CKNT 202,6 ha.

3. Trên cây rau:

- Sâu xanh: Diện tích nhiễm 37,5 ha (Nhiễm nhẹ 36,2 ha, trung bình 0,7 ha, nặng 0,6 ha (Lâm Thao)) tại huyện Lâm Thao, Phú Thọ, Cẩm Khê; giảm so với CKNT 0,9 ha. Diện tích đã phòng trừ 1,7 ha.

- Sâu tơ: Diện tích nhiễm 1,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Lâm Thao; giảm so với CKNT 8,1 ha.

- Bọ nhảy: Diện tích nhiễm 1,0 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Lâm Thao; tăng so với CKNT 0,6 ha.

4. Trên cây chè:

- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 264,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Thanh Sơn, Tân Sơn; tăng so với CKNT 264,2 ha.

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 200 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Tân Sơn; tăng so với CKNT 200 ha.

5. Trên cây ăn quả: Rệp các loại, sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, bệnh thán thư gây hại rải rác trên cây bưởi.

6. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng  hại rải rác. Sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 03/2019:

1. Trên lúa:

- Chuột di chuyển và gây hại trên diện rộng ở các trà lúa, cục bộ hại nặng. Lưu ý những khu vực ruộng gần đường trục lớn, đê, bờ kênh mương, khu trang trại chăn nuôi, nghĩa trang, gò đống, ruộng trồng cỏ voi, gần nhà,...

- Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá sẽ xuất hiện gây hại trên trà các trà lúa, cần lưu ý đến các giống nhiễm, ổ bệnh từ năm trước, trà lúa xuân sớm, xuân trung trỗ sớm.

Ngoài ra: Bọ trĩ, ruồi đục nõn, bệnh sinh lý, rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân gây hại rải rác.

2. Trên cây rau: Sâu xanh, bọ nhảy, sâu tơ hại rải rác.

3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Rệp các loại, sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, bệnh thán thư gây hại rải rác trên cây bưởi.

5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng  hại nhẹ. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa xuân: Thực hiện tốt văn bản số 158/SNN-TT&BVTV ngày 12/02/2019 về việc phát động diệt chuột tập trung bảo vệ sản xuất vụ xuân năm 2019; văn bản 174/SNN-TT&BVTV ngày 14/2/2019 về tiếp tục đẩy mạnh sản xuất vụ xuân.

- Tiếp tục theo dõi và bắt mẫu rầy xanh đuôi đen và rầy lưng trắng để phân tích, giám định nguồn bệnh. Khi phát hiện có triệu trứng của bệnh vàng lụi hay lùn sọc đen thì cần xử lý ngay và phùn trừ rầy bằng một số loại thuốc ví dụ như: Actara 25WG, Virtako 1.5RG, Hichespro 500WP, Admire 050 EC, Thiamax 25 WDG,....

- Chuột: Tập trung triển khai diệt chuột tập trung trong giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ bằng bả sinh học, thuốc trừ chuột hóa học có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ như thuốc Ranpart 2%D, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2%DP,... hoặc bả trộn sẵn như Broma 0.005AB.

- Bệnh đạo ôn: Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của thời tiết để chủ động phòng trừ, nhất là đối với diện tích lúa trỗ sớm. Khi phát hiện vết bệnh cùng với điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển (âm u, ẩm độ cao, nhiệt độ 20-28 độ C), thì dừng ngay bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, đồng thời cần phòng trừ  bằng các loại thuốc, ví dụ như: Fu-army 30WP, Sako 25WP, Abenix 10FL, Ka-bum 650WWP, Funhat 40WP, Katana 20SC, Sieubem 777WP, A.V.T 5SC, Som 5SL, Difusan 40EC, ...

2. Trên rau: Tập trung chăm sóc, bón phân cho rau theo quy trình sản xuất rau an toàn. Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục đăng ký cho rau, lưu ý về thời gian cách ly.

3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

4. Trên cây bưởi: Chú ý phòng trừ bệnh thán thư gây thối hoa, rụng quả non, nhện, rầy, rệp các loại. Không phun thuốc BVTV hay phân bón qua lá  trong thời kỳ hoa nở rộ.

- Bệnh thán thư hại bưởi: Vệ sinh vườn, cắt tỉa bớt lộc xuân sau khi đã ổn định, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy, đồng thời cần phòng trừ bằng các loại thuốc, ví dụ như: Diboxylin 4SL, Sucker 2SL, Epolists 85WP, Bisomin 2SL, Rorigold 680WG,...

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);

- GĐ, PGĐ Sở (ô. Anh);

- UBND các huyện, thành, thị;

- VP Sở; KHTC, TTKN (s/i);

- Lãnh đạo CC; các phòng, trạm (s/i);

- Tổ Website Chi cục (để đăng);

- Lưu: VT,  BVTV (18b).

KT. CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

 

 

(Đã ký)

 

  

 

Nguyễn Trường Giang

 


DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH

(Từ ngày 01 tháng 02 năm 2019 đến ngày 28 tháng 02 năm 2019)

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích  nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

Mất trắng

1

Chuột

Lúa sớm

0,2-0,7

2,0-7,8

8,4

8,4

 

 

 

8,4

 

Việt Trì

2

Bệnh sinh lý

1,1-4,0

15

5,0

5,0

 

 

 

-27,1

 

Việt Trì

3

Chuột

Lúa trung

0,1-2,9

3,7-8,0

576,3

576,3

 

 

 

576,3

41,5

Hạ Hòa, Phù Ninh, Tam Nông, Lâm Thao, Đoan Hùng, Thanh Sơn

4

Ốc bươu vàng

0,3-1,2

2,0-3,0

119,7

119,7

 

 

 

-272,4

 

Lâm Thao, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Phú Thọ, Thanh Thủy

5

Ruồi đục nõn

0,5-4,4

6,0-12

55,6

55,6

 

 

 

55,6

 

Hạ Hòa

6

Bệnh sinh lý

1,0-5,0

7,5-15

40,5

40,5

 

 

 

-982,2

 

Việt Trì, Lâm Thao, Tam Nông

7

Ốc bươu vàng

Lúa muộn

0 1-0 8

1,0-1,4;CB5-6(ThS)

351,6

326,3

25,3

 

 

-163,1

40,5

Thanh Sơn, Tân Sơn, Lâm Thao, Yên Lập, Thanh Ba, Tam Nông

8

Chuột

0,1-2,2

6,0

202,6

202,6

 

 

 

202,6

 

Hạ Hòa

9

Sâu xanh

Rau họ thập tự

0,5-1,6

2,0-3,0;CB14(LT)

37,5

36,2

0,7

0,6

 

-0,9

1,7

Lâm Thao, Phú Thọ, Cẩm Khê

10

Sâu tơ

1,6-2,3

6,0-15

1,1

1,1

 

 

 

-8,1

 

Lâm Thao

11

Bọ nhảy

1,7-3,7

8,0-16

1,0

1,0

 

 

 

0,6

 

Lâm Thao

12

Rầy xanh

Chè

0,5-1,5

4,0-6,0

264,2

264,2

 

 

 

264,2

 

Thanh Sơn, Tân Sơn

13

Bọ xít muỗi

0,6-0,8

3,0-6,0

200

200

 

 

 

200,0

 

Tân Sơn

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn