I/
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 3/2019:
1. Trên lúa xuân sớm và xuân
trung:
- Chuột: Diện
tích bị hại 696,1 ha (Hại nhẹ 592,2 ha, trung bình 85,6 ha, nặng 18,3 ha (Lâm
Thao) tại hầu hết các huyện, thành, thị; tăng so với CKNT 429,8 ha.
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 904,1
ha (Nhiễm nhẹ 774 ha, trung bình 130,1 ha) tại hầu hết các huyện, thành, thị; tăng
so với CKNT 868,4 ha. Diện tích đã phòng trừ 100,4 ha.
- Bệnh đạo ôn
lá: Diện tích nhiễm 368,1 ha (Nhiễm nhẹ 286,5 ha, trung bình 81,6 ha), tăng so với CKNT 368,1 ha.
Diện tích đã phòng trừ 356,8 ha.
- Ruồi đục nõn: Diện tích nhiễm 67,6
ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Thanh Sơn, Phù Ninh, Hạ Hòa; giảm so với CKNT 137,1
ha.
Ngoài
ra: Rầy các loại, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ hại rải rác.
2. Trên lúa xuân muộn:
- Chuột: Diện tích bị hại 172,3 ha (Chủ
yếu hại nhẹ) tại Tân Sơn, Tam Nông, Cẩm Khê, Thanh Ba, Lâm Thao; tăng so với
CKNT 134,9 ha.
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 135,5 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Yên Lập, Cẩm Khê; tăng so với CKNT 135,5 ha.
- Ruồi đục nõn: Diện tích nhiễm 79,3 ha
(Nhiễm nhẹ 64,4 ha, trung bình 14,9 ha) tại Phù Ninh, Thanh Sơn, Đoan Hùng;
giảm so với CKNT 56,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 14,9 ha.
- Bệnh sinh lý: Diện tích nhiễm 48,6 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Phù Ninh, Cẩm Khê; giảm so với CKNT 350,7 ha.
- Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 22,5 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Tân Sơn; tăng so với CKNT 22,5 ha.
- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 14,9 ha (Chủ
yếu nhiễm trung bình) tại Phù Ninh; giảm so với CKNT 154,5 ha. Diện tích đã
phòng trừ 14,9 ha.
Ngoài
ra: Rầy các loại, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ hại rải rác.
3. Trên ngô xuân:
- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 37,7 ha (chủ
yếu nhiễm nhẹ) tại Phù Ninh, Thanh Sơn và rải rác một số huyện; tăng 37,7 ha so
với CKNT.
4. Trên cây rau:
- Sâu xanh: Diện tích nhiễm 3 ha
(Nhiễm nhẹ 2,5 ha, trung bình 0,5 ha) tại Lâm Thao; tăng so với CKNT 1,4 ha.
Diện tích đã phòng trừ 1,6 ha.
- Bệnh sương mai: Diện tích nhiễm 0,8 ha (Chủ yếu nhiễm
nhẹ) tại Lâm Thao; tăng so với CKNT 0,8 ha.
5. Trên cây chè:
- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 394,6 ha (Chủ
yếu nhiễm nhẹ) tại Tân Sơn, Thanh Sơn; giảm so với CKNT 263,6 ha.
- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 362,3 ha (Chủ
yếu nhiễm nhẹ) tại Tân Sơn, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Đoan Hùng; giảm so với CKNT 164,9
ha.
- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 200,1 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Tân Sơn; giảm so với CKNT 235,8 ha.
6. Trên cây ăn quả: Bệnh thán thư, rệp các loại,
sâu ăn lá, bọ xít, bọ trĩ, nhện, bệnh chảy gôm, bệnh loét phát sinh gây hại rải
rác trên cây
bưởi.
7. Trên cây lâm nghiệp:
- Sâu ong ăn lá mỡ
phát sinh gây hại tại Xuân Đài, Kim Thượng (Tân Sơn). Mật độ trung bình 15 - 20
con/cành, cục bộ 40 - 50 con/cành. Diện tích nhiễm 9 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ);
tăng so với CKNT 9 ha. Diện tích đã phòng trừ 9 ha.
- Châu chấu tre đã nở với diện tích 4 ha tại xã Minh Phú
huyện Đoan Hùng đã phòng trừ 4 ha.
Ngoài ra: Bệnh khô cành, khô lá, bệnh
đốm lá, bệnh phấn trắng hại rải rác. Sâu cuốn
lá, sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 4/2019:
1. Trên lúa xuân:
- Bệnh đạo ôn: Có nguy cơ gây hại trên cổ bông, cổ gié đối với diện tích trỗ
đầu tháng 4 trên những ruộng đã bị nhiễm đạo ôn lá, lưu ý trên những giống lúa mẫn cảm như: J02, TBR225, các giống lúa nếp, Xi23, X21, ...
- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát triển,
lây lan và gây hại, nhất là trên diện tích lúa đang làm đòng. Mức độ hại nhẹ
đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và
bón phân không cân đối.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi
khuẩn: Trong tháng 4, khi thời tiết chuyền mùa thường sẽ có những cơn mưa rào kèm
theo dông lốc, bệnh sẽ phát sinh, lây lan và gây hại bộ lá đòng trên tất
cả các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên các giống
nhiễm (Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, Thiên ưu 8, GS9, Hương Thơm, Kim Cương 111, ...).
- Rầy các loại: Hiện tại rầy lứa 2
đang nở và tiếp tục tích lũy, gia tăng mật độ; Dự báo
rầy lứa 3 sẽ gây hại mạnh từ cuối tháng 4 trở đi trên các trà lúa giai đoạn từ
đòng già, trỗ - ngậm sữa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, có thể
gây cháy chòm, cháy ổ trên tràn thấp, trũng nếu không phòng trừ kịp thời. Các
huyện cần chú ý: Lâm Thao, Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa, Phù Ninh, Yên Lập và TP.
Việt Trì,....
Ngoài ra: Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ gây
hại rải rác.
2. Trên cây
rau: Sâu xanh, bọ nhảy, bệnh sương mai
hại rải rác.
3. Trên cây ngô xuân: Sâu ăn lá gây hại cục bộ, bệnh khô vằn, rệp cờ hại rải rác. Tiếp tục theo
dõi và điều tra "sâu keo mùa thu".
4. Trên cây chè: Rầy
xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh phồng lá hại nhẹ.
5. Trên cây ăn quả: Rệp các loại, sâu ăn lá, sâu
vẽ bùa, bệnh thán thư, nhện gây hại rải rác trên cây bưởi.
6. Trên cây lâm nghiệp: Châu chấu tre tiếp
tục nở và gây hại trên tre, mai, luồng, trên ngô, cỏ voi, lúa, các huyện đã có
châu chấu gây hại hàng năm cần chú ý. Sâu ong ăn lá mỡ hại nhẹ tại Tân Sơn. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng
hại nhẹ. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên
keo.
III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa xuân:
- Bệnh đạo ôn: Hướng dẫn nông dân
phòng trừ bệnh đúng cách: Khi phát hiện ruộng bị bệnh, không bón các loại phân hoá
học và thuốc kích thích sinh trưởng. Khi phát hiện tỷ lệ bệnh từ (3 - 5% lá bị
hại) phải phòng trừ ngay và phòng trừ đạo ôn cổ bông khi
lúa bắt đầu thấp tho trỗ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ như:
Fu-army 30WP, 40EC, Katana 20SC, Ka-bum 650WP, Funhat 40WP, Filia 525SE,.... Nếu
ruộng bị nặng cần phải phun kép (2 lần), lần 2 cách lần 1từ 5 - 7 ngày, phun kỹ cho
thuốc tiếp xúc đều trên lá, tuyệt đối không
phun thuốc BVTV kèm với phân bón qua lá.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh
có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong
danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL,
Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện
ruộng chớm bị bệnh, cần dừng ngay việc bón phân hóa học, nhất là đạm và thuốc
kích thích sinh trưởng, phun phòng trừ ngay bằng các thuốc đã được đăng ký
trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP,
Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, ...). Những ruộng bị bệnh nặng cần phun
kép (2 lần) cách nhau 5 - 7 ngày.
- Rầy
các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2
(30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ rầy đã được
đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ: Chersieu
75 WG, Excel Babsac 600 EC, Superista 25 EC, Nibas 50 EC, ....
Ngoài ra: Cần tiếp tục theo
dõi chặt chẽ sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ để phòng trừ kịp thời.
2. Trên rau: Tập
trung chăm sóc, bón phân cho rau theo quy trình sản xuất rau an toàn. Áp dụng
biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, chỉ phun phòng trừ những diện tích có
mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh
mục đăng ký cho rau, lưu ý về thời gian cách ly.
3. Trên cây ngô: Theo
dõi chặt chẽ sâu ăn lá khi phát hiện sâu non với mật độ từ 3-5 con/m2 cần
hướng dẫn nông dân phòng trừ ngay bằng một số loại thuốc như: Angun 5WG,
Actimax 50WG, ..... hỗn hợp với thuốc Bestox 5EC hoặc fastac 5EC, ... Pha và
phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì lưu ý phun bằng mắt mèo chụp phun vào đỉnh
sinh trưởng cây ngô.
4. Trên chè: Phun
phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
5. Trên cây bưởi:
- Nhện: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Kamai 730EC, Dylan 2EC, Eska 250EC,
Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC,...
- Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị
hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như:
Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized
72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG),...
Ngoài ra cần chú ý theo dõi bệnh thán thư,
sâu đục thân cành, rầy, rệp,...
6. Trên cây lâm nghiệp:
- Theo dõi chặt chẽ châu chấu mới nở,
dùng vợt bắt giết những ổ châu chấu đang co cụm ở trên mặt đất,
ruộng lúa, bờ cỏ đem tiêu hủy. Đối với những ổ châu chấu trên đồi rừng, khó áp dụng
biện pháp thủ công cần tổ chức tổ dịch vụ phun tập trung, dùng máy động cơ
phun bao vây xung quanh ổ dịch để tiêu diệt. Sử dụng các loại thuốc trừ châu chấu tre
đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, ví dụ: Victory 585EC, Lufen extra 100EC, Neretox 95WP,... pha và phun theo
hướng dẫn trên bao bì.
- Sâu ong ăn lá
mỡ: Cần theo dõi chặt chẽ lứa sâu tới dự
kiến sâu non nở vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Khi phát hiện sâu gây hại với
mật độ cao, sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc, xông hơi mạnh pha với
nước theo hướng dẫn trên vỏ bao bì để phun phòng trừ (đối với mỡ tuổi nhỏ), ví
dụ như: Victory 585EC, Wavotox 585EC,... hoặc có thể sử dụng các loại thuốc có
tác dụng tiếp xúc (Thuốc dạng bột) trộn với bột nhẹ theo tỷ lệ: 1 kg thuốc với
7- 8 kg bột nhẹ, dùng máy động cơ phun theo băng rộng từ 15 - 20m (đối với cây
tuổi lớn), ví dụ như: Neretox 95WP,... Khi phun thuốc cần cắm biển cảnh báo khu
vực mới phun thuốc đảm bảo an toàn cho người và động vật.
Lưu
ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại
Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì,
chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom
vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.