I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH
HẠI TRONG THÁNG 4/2019:
1. Trên lúa xuân sớm và xuân trung:
- Bệnh đạo ôn: Diện tích
nhiễm đạo ôn lá 220,7 ha (Nhiễm nhẹ 206,6 ha, trung bình 14,1 ha), tăng so với CKNT 130,6 ha.
Diện tích đã phòng trừ 156,6 ha. Diện tích nhiễm đạo ôn cổ bông 1,46 ha (Chủ yếu
nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 1,46 ha.
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 3.727,2 ha (Nhiễm
nhẹ 2.133,2 ha, trung bình 1.393 ha, nặng 201 ha (ở Lâm Thao, Hạ Hòa, Việt Trì,
Tam Nông), tăng so với CKNT 1.913,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 3.382,2 ha.
- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 1.353,9 ha (Nhiễm
nhẹ 884 ha, trung bình 374 ha, nặng 95,9 ha (tại Việt Trì, Lâm Thao, Thanh Ba,
Hạ Hòa), tăng so với CKNT 1.353,9 ha. Diện tích đã phòng trừ 457,5 ha. Diện
tích nhiễm trứng rầy 487,2 ha (Nhiễm nhẹ 339 ha, trung bình 148,2 ha), tăng so
với CKNT 487,2 ha.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Diện tích nhiễm 199,9
ha (Nhiễm nhẹ 194,8 ha, trung bình 5,1 ha) tại huyện Lâm thao, Việt Trì, Hạ
Hòa, Yên Lập, Tam Nông, Cẩm Khê; tăng so với CKNT 199,9 ha. Diện tích đã phòng
trừ 43,6 ha.
2. Trên lúa xuân muộn:
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 2.978,6 ha (Nhiễm
nhẹ 1.773,9 ha, trung bình 1.162,5 ha, nặng 42,2 ha (ở Hạ Hòa), tăng so với
CKNT 321 ha. Diện tích đã phòng trừ 2.480,7 ha.
- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 952,7 ha (Nhiễm
nhẹ 803,7 ha, trung bình 149 ha) tại hầu hết các huyện, thành, thị; tăng so với
CKNT 952,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 149 ha. Diện tích nhiễm trứng rầy 405,3
ha (Nhiễm nhẹ 202,7 ha, trung bình 202,6 ha) ; tăng so với CKNT 405,3 ha.
- Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 38,3 ha (Chủ yếu
nhiễm nhẹ) tại Tân Sơn; tăng so với CKNT 37,8 ha.
- Chuột: Diện tích bị hại 38 ha (Chủ yếu hại nhẹ)
tại Tam Nông; giảm so với CKNT 41,4 ha.
3. Trên ngô xuân:
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 64,2 ha (Chủ yếu
nhiễm nhẹ) tại Phù Ninh, Đoan Hùng; tăng so với CKNT 64,2 ha.
- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 9,2 ha (Chủ yếu
nhiễm nhẹ) tại Đoan Hùng và rải rác một số huyện; tăng 9,2 ha so với CKNT. Diện
tích đã phòng trừ 9,2 ha.
4. Trên cây rau:
- Sâu xanh:
Diện tích nhiễm 3 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Lâm Thao; tăng so với CKNT 3 ha.
Diện tích đã phòng trừ 1,4 ha.
- Bệnh sương mai: Diện tích nhiễm
1,9 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Lâm Thao; tăng so với CKNT 1,9 ha. Diện tích đã
phòng trừ 0,8 ha.
- Sâu tơ: Diện tích nhiễm 1,9 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Lâm Thao; tăng so với CKNT 1,9 ha. Diện tích đã phòng
trừ 0,8 ha.
- Bọ nhảy: Diện tích nhiễm 0,8 ha
(Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Lâm Thao; tăng so với CKNT 0,8 ha. Diện tích đã phòng
trừ 0,8 ha.
5. Trên cây
chè:
- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 961,1 ha (Nhiễm nhẹ
797,1 ha, trung bình 164 ha) tại Thanh Sơn, Tân Sơn,
Yên Lập, Hạ Hòa, Cẩm Khê; giảm so với CKNT 146,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 214,6 ha.
- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 976,4 ha (Chủ yếu nhiễm
nhẹ) tại Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Hạ Hòa; tăng so với CKNT 161,1
ha. Diện tích đã phòng trừ 30,8 ha.
- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 672,5 ha (Chủ yếu
nhiễm nhẹ) tại Tân Sơn, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập; giảm so với CKNT 64,8
ha.
- Bệnh phồng lá: Diện tích nhiễm 358,7 ha (Chủ yếu
nhiễm nhẹ) tại Thanh Ba, Tân Sơn, Hạ Hòa; tăng so với CKNT 358,7 ha.
- Bệnh thối búp: Diện tích nhiễm 41,9 ha (Chủ yếu
nhiễm nhẹ) tại Thanh Ba; tăng so với CKNT 41,9 ha.
6. Trên cây ăn quả:
- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 50,2 ha
(chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 50,2 ha.
- Ngoài ra: Bệnh thán thư, rệp
các loại, sâu ăn lá, bọ xít, bọ trĩ, nhện, bệnh chảy gôm, bệnh loét phát sinh
gây hại rải rác trên cây bưởi.
7.
Trên cây lâm nghiệp:
- Châu chấu tre: Nở tại 9 xã của 3 huyện (Minh
Phú, Đại Nghĩa, Chân Mộng - Đoan Hùng; Tứ Mỹ, Cổ Tiết, Hiền Quan, Văn Lương,
Thanh Uyên - Tam Nông, Bằng Giã - Hạ Hòa). Tổng diện tích nhiễm 9,6 ha (Chủ yếu
nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 3,9 ha. Diện tích đã phòng trừ 9,6 ha; trong đó diện
tích trên đồi rừng 8,2 ha, trên lúa 1,4 ha.
Ngoài ra: Bệnh
khô cành, khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng hại rải rác. Sâu cuốn lá, sâu ăn
lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 5/2019:
1. Trên lúa xuân:
-
Rầy các loại: Tiếp tục tục tích lũy, gia tăng
mật độ, gây hại cục bộ trên trà lúa xuân trung và xuân muộn, mức độ hại nhẹ đến
trung bình, cục bộ ổ nặng, gây cháy chòm, cháy ổ trên diện tích lúa đang chín
sáp. Các huyện cần chú ý: Lâm Thao, Việt Trì, Hạ Hòa, Yên Lập, Tam Nông , Thanh
Ba, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Tân Sơn, Đoan Hùng,....
- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan
và gây hại, nhất là trên diện tích lúa đang chín sữa đến chín sáp. Mức độ hại
nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm
và bón phân không cân đối, bón phân muộn.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện trời
có mưa rào kèm theo dông, lốc, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh và
gây hại. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh
tốt, lá rậm rạp, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh. Các huyện cần
chú ý: TP Việt Trì, Hạ Hòa, Phù Ninh, Cẩm Khê, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Sơn,
...
Ngoài ra: Cần theo dõi chặt chẽ thời tiết, đề
phòng trời mát trở lại, kèm theo mưa ẩm, bệnh đạo ôn cổ bông gây hại trên diện
tích trà lúa muộn đã nhiễm đạo ôn lá. Sâu
đục thân, bọ xít dài gây hại khu ruộng ven rừng, đồi gò, ruộng lúa thơm trỗ
muộn.
2. Trên cây ngô xuân: Sâu keo mùa
thu, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân, bắp hại rải rác.
3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện
đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.
4. Trên
cây ăn quả: Trong tháng 5 cần lưu ý đến nhện, bọ
xít vai nhọn, sâu đục thân cành, bệnh chảy gôm. Ngoài ra còn có rệp các loại, sâu ăn
lá, bọ trĩ, bệnh thán thư, bệnh loét phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.
5. Trên
cây lâm nghiệp: Trong
thời gian tới, tiếp tục theo dõi châu chấu hại tre, mai, luồng tại địa phương có nguồn từ các
năm trước như Đoan Hùng, Tam Nông, Yên Lập và Thanh Sơn, ... Sâu ong ăn lá mỡ tại Tân Sơn. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng
hại rải rác. Sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp
gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên
keo.
III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa xuân:
- Rầy các
loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ
rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ
bằng các loại thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép
sử dụng ở Việt Nam, ví dụ: Chersieu 75 WG, Excel Babsac 600 EC, Superista 25
EC, Nibas 50 EC, .... Cần lưu
ý trên diện tích lúa đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp thì cần phải rẽ
băng từ 0,8 - 1m phun kỹ vào gốc lúa.
- Bệnh khô vằn:
Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng
các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Valicare 8SL, Lervil 50SC,
Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật
trên bao bì.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay đồng
ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc
đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner
20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP...). Những ruộng bị bệnh nặng cần
phun kép (2 lần cách nhau 5 ngày).
Ngoài
ra: Cần
tiếp tục theo dõi chặt chẽ các ổ bệnh đạo ôn cổ bông, sâu đục thân, bọ xít dài và
các đối tượng khác trên cây trồng để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời.
2. Trên rau: Tập trung chăm sóc, bón
phân cho rau theo quy trình sản xuất rau an toàn. Áp dụng biện pháp quản lý
dịch hại tổng hợp IPM, chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ
bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục đăng ký cho
rau, lưu ý về thời gian cách ly.
3. Trên cây ngô: Theo dõi chặt chẽ sâu keo mùa thu khi
phát hiện sâu non với mật độ từ 4 con/m2 cần hướng dẫn nông dân
phòng trừ tạm thời bằng một số loại thuốc như: Angun 5WG, Actimax 50WG, ..... hỗn
hợp với thuốc Bestox 5EC hoặc Fastac 5EC, ... Pha và phun theo hướng dẫn trên
vỏ bao bì.
4. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ
sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
5. Trên cây bưởi:
- Nhện: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại
thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Kamai 730EC, Dylan 2EC, Eska
250EC, Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC,...
- Bọ xít: Do trong danh mục thuốc BVTV hiện hành chưa có thuốc
đăng ký trừ bọ xít hại bưởi và cây có múi. Khi cây có trên 4 con/cành
lá, quả tạm thời hướng dẫn nông dân có thể
sử dụng một số hoạt chất Abamectin,
Alpha-cypermethrin, …. Ví dụ thuốc: Aremec
36EC, Reasgant 1.8EC, Bestox 5EC, Sherpa 10EC/25EC, Cyperan 50EC;10EC;25EC, Fastac 5EC, …
- Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị
hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như:
Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL,
Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG),...
Ngoài ra cần chú ý theo dõi bệnh thán thư, sâu đục
thân cành, rầy, rệp,...
6. Trên cây lâm nghiệp:
- Tiếp tục theo dõi sâu ong ăn lá mỡ để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc
có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo
hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly;
Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa
phương./.