Thứ Bảy, 23/11/2024
Bao cao ket qua cong tac thang 6 N2013
Gửi bài In bài

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 06 - NĂM 2013

 

 I/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THÁNG 06/2013:

1. Chỉ đạo, thực hiện công tác điều tra, DTDB và phòng trừ sâu bệnh:

- Điều tra, DTDB sâu bệnh, ban hành 05 thông báo kỳ 7 ngày và 01 thông báo sâu bệnh tháng, hướng dẫn biện pháp phòng trừ.

- Tổng hợp kết quả 4 bẫy đèn hàng ngày và tháng 6 gửi Email cho Trung tâm BVTV phía Bắc và các Trạm BVTV huyện, thành, thị.

- Theo dõi, thu thập mẫu, nuôi sâu trong phòng và theo dõi vòng đời sâu đục quả bưởi Đoan Hùng; bước đầu cho thấy: Thời gian sâu non từ 12 - 13 ngày, nhộng 6 ngày.

- Tổng hợp báo cáo đánh giá tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh vụ chiêm xuân: Tỷ lệ thiệt hại chung cả vụ là 0,25% (trong đó trà xuân sớm là 0,25%, trà xuân trung là 0,3%, trà xuân muộn là 0,24%) đảm bảo an toàn cho phép và thấp hơn cùng kỳ 2012 (Vụ chiêm xuân 2012 thiệt hại chung là 0,54%, trong đó trà xuân sớm 0,44%; Xuân trung 0,74%;  Xuân muộn 0,54%). Các giống lúa gieo cấy trong vụ chiêm xuân 2013 đều bị các đối tượng sâu bệnh gây hại nhẹ chủ yếu là: Bệnh khô vằn, chuột, rầy các loại, bạc lá, đạo ôn, bệnh sinh lý, bọ xít dài, ốc bươu vàng, sâu đục thân, ruồi đục nõn, bọ trĩ. Tuy nhiên tỷ lệ thiệt hại rất thấp, chủ yếu do bệnh khô vằn (giống bị bệnh khô vằn nặng là TNƯ 9, D.ưu 130).

2. Các mô hình, dự án:

- Kết quả các mô hình vụ chiêm xuân:

+ Mô hình trình diễn SRI kết hợp giống mới triển khai tại các huyện Lâm Thao, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Đoan Hùng, TX Phú Thọ.

 Kết quả: Năng suất thực thu của các giống lúa: Giống TH 3 - 5 đạt 60,8 - 68,8 tạ/ha (219 - 247,7 kg/sào); Giống TH 3 - 7 đạt 55,5 - 57,1 tạ/ha (199,7 - 205,5 kg/sào); Giống TH 7 - 5 đạt 68,9 - 69,7 tạ/ha (248 - 250 kg/sào); Giống HQ đạt 64,03 - 68,3 tạ/ha (230,5 - 245,9 kg/sào); Giống CT 16 đạt 69 - 71,2 tạ/ha (248,4 - 256,3 kg/sào); Giống Thiên trường 750 đạt 50 - 53 tạ/ha (180 - 190,7 kg/sào). Thời gian sinh trưởng: Giống TH 3 - 5 từ 110 - 122 ngày; Giống TH 3 - 7 từ 115 - 117 ngày; Giống TH 7 - 5 từ 110 - 114 ngày; Giống CT 16 từ 120 - 126 ngày; Giống Thiên Trường 750 từ 115 - 120 ngày. Các giống lúa trong mô hình đều có khả năng chống đổ cao, có thể cấy chân đất vàn, vàn cao; Lúa đều có độ thuần khá, sinh trưởng đều, trỗ tập trung.

+ Mô hình Cánh đồng mẫu lớn tại huyện Cẩm Khê. Diện tích 21,5 ha gồm 443 hộ tham gia. Năng suất đạt 260,1 kg/sào (72,3 tạ/ha) cao hơn tập quán 18,7 kg/sào (5,2 tạ/ha). Giảm chi phí đầu tư 230.000 đồng/sào (Giá giống giảm 8.750 đồng/kg; Lượng giống giảm 0,3 - 0,5 kg/sào tương đương 30.000 - 50.000 đồng/sào; Giá phân bón giảm 100 - 200 đồng/kg; Giá thuốc BVTV giảm 400 - 1.000 đồng/sào; Công phun thuốc tập trung giảm 2.000 đồng/sào). Lãi của mô hình là 610.300 đồng/sào (16,9 triệu đồng/ha). Chênh lệch lãi với tập quán là 352.800 đồng/sào (9,8 triệu đồng/ha).

+ Mô hình sử dụng thuốc  FENRIM 18.5 WP trừ cỏ trên cây lúa: Triển khai tại Huyện Thanh Ba (20 ha), Lâm Thao (20 ha) và Cẩm Khê (21,5 ha); Kết quả sau 30 ngày sau phun, thuốc có hiệu lực trừ nhóm cỏ hoà bản, cỏ năn lác, cỏ lá rộng trên ruộng lúa cấy. Mật độ cỏ ở ruộng phun thuốc trung bình từ 0,4 - 1,2 cây/m2 thấp hơn so với không phun từ 11,4 - 15,6 cây/m2; Trọng lượng tươi của cỏ ở ruộng phun thuốc là 0,5 - 1,3 gam/m2 thấp hơn so với không phun là 20,2 - 38,4 gam/m2.

+ Mô hình sử dụng thuốc Atranex 80 WP trừ cỏ trên ngô: Tại 13 điểm của 10 huyện: Hạ Hoà, Phù Ninh, Đoan Hùng, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Phú Thọ, Thanh Ba, Thanh Sơn, Việt Trì. Tổng diện tích 7,2 ha. Kết quả sau 30 ngày phun, thuốc Atranex 80 WP có hiệu lực trừ các nhóm cỏ hoà bản, cỏ năn lác, cỏ lá rộng trên ruộng ngô bãi. Tuy nhiên, hiệu quả không cao với cỏ gấu, cỏ gà và chua me đất. Mật độ cỏ ở ruộng phun thuốc có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trung bình từ 25,9 - 30,3 cây/m2, ruộng phun không có hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật từ 28,3 - 41,3 cây/m2 thấp hơn so với không phun từ 41,6 - 112,9 cây/m2; Trọng lượng tươi của cỏ ở ruộng phun thuốc có hướng dẫn kỹ thuật là 8 - 24,4 gam/m2, ruộng phun không có hướng dẫn kỹ thuật là 12,1 - 37,8 gam/mthấp hơn so với không phun là 37 - 100,7 gam/m2.

+ Mô hình sử dụng bộ sản phẩm Hợp Trí: Tại huyện Cẩm Khê (1 ha), Thanh Thuỷ (1 ha), Đoan Hùng (0,5 ha). Kết quả: Sau khi cấy 8 - 10 ngày cây lúa bắt đầu đẻ nhánh, sớm hơn so tập quán từ 2 - 3 ngày; Số dảnh hữu hiệu nhiều hơn so với tập quán từ 0,8 - 1,2 dảnh/khóm; Năng suất đạt 67,08 - 72,8 tạ/ha (241,5 -  262,1 kg/sào) cao hơn tập quán từ 2,2 - 5,8 tạ/ha (8 - 21 kg/sào). Hiệu quả đạt 403.100 - 442.700 đồng/sào (11,2 - 12,3 triệu/ha) lãi hơn so với tập quán từ 54.300 - 126.100 đồng/sào (1,5 - 3,5 triệu/ha).

- Triển khai các mô hình trong vụ mùa:

+ Mô hình trình diễn giống mới kết hợp SRI: Triển khai 03 mô hình tại Đoan Hùng (1 ha giống TH 3 - 5 và giống HQ), Lâm Thao (0,5 ha giống TH 3 -5), Thanh Thuỷ (0,5 ha cấy giống TH 3 - 5).

+ Mô hình xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm AT phun trên ruộng: Gồm 08 mô hình, diện tích 7 ha; Tại Đoan Hùng 0,8 ha, Thanh Thuỷ 0,2 ha, Yên Lập 01 ha, Cẩm Khê 01 ha, Thanh Sơn 01 ha, Phú Thọ 01 ha, Tân Sơn 01 ha, Việt Trì 01 ha.

+ Triển khai 02 mô hình sản xuất lúa giống Khang dân 18 tại xã Thượng Nông và Hương Nộn huyện Tam Nông, tổng diện tích 02 ha (01 ha/mô hình).

+ Mô hình HTX, tổ dịch vụ BVTV: Các trạm đang phối hợp với các xã và HTX xây dựng mô hình.

- Dự án VECO: Tại xã Tân Đức (SO1): Thực hiện 01 cuộc tập huấn thu hoạch, sơ chế, bảo quản, đóng gói rau an toàn; 02 cuộc tập huấn và thực hành ủ phân hữu cơ; Tổ chức 01 đợt kiểm tra tại quầy bán rau an toàn các điểm chợ, 02 đợt thanh tra giám sát tại hộ sản xuất.

3. Công tác Kiểm dịch thực vật:

- Điều tra 2 kỳ sâu bệnh trên lúa sau nhập khẩu, phát hiện sâu bệnh hại thông thường. Viết báo cáo đánh giá tỷ lệ thiệt hại cuối vụ do sâu bệnh trên lúa sau nhập khẩu trên địa bàn.

- Kiểm tra sinh vật hại kho đối với 304 tấn nông sản trong kho của 10 đơn vị tại Đoan Hùng (2), Thanh Sơn (5), T.X Phú Thọ (2), T.P Việt Trì (1). Trong đó thanh kiểm tra thủ tục KDTV đối với 255 tấn lúa giống, ngô giống, Malt sau nhập khẩu của 7 cá nhân, đơn vị. Tại thời điểm kiểm tra, hàng đủ thủ tục KDTV, chưa phát hiện thấy đối tượng KDTV của Việt Nam.

- Viết báo cáo cây trồng sau nhập khẩu hàng tháng, quý gửi Trung tâm KDTV SNK I - Hà Nội và Chi cục KDTV vùng V theo quy định.

4. Công tác Thanh tra Chi cục:

- Thanh tra quy định về kiểm dịch đối với các giống cây trồng nhập khẩu (lúa, ngô) tại Thành phố Việt Trì 01 công ty, Thanh Sơn 02 công ty và 01 cửa hàng. Kết quả các công ty và cửa hàng có đầy đủ thủ tục theo quy định. 

- Thẩm định cấp 35 giấy chứng nhận đủ điều kiện cho 35 cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc BVTV theo quy định.

- Kiểm tra sử dụng thuốc BVTV được 114 hộ, phát hiện 26 trường hợp vi phạm (23 hộ hỗn hợp nhiều loại thuốc; 03 hộ thiếu bảo hộ lao động) đã hướng dẫn và nhắc nhở tất các trường hợp sai phạm.

5. Tuyên truyền, tập huấn:

 - Tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh được 30 buổi cho 2.320 lượt bà con nông dân và cán bộ khuyến nông cơ sở.

- Cử 03 cán bộ tham gia tập huấn Bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp & PTNN; nâng cao cho giảng viên về sử dụng tài liệu hướng dẫn thực hành lớp FFS và sổ tay hướng dẫn nông dân về canh tác lúa cải tiến SRI; đào tạo giảng viên về xây dựng chuỗi sản xuất và kinh doanh rau, quả và chè an toàn tại Thanh Hoá.

- Viết 02 bài gửi đăng Báo Phú Thọ về phòng trừ bệnh sinh lý hại lúa mùa và gieo cấy, chăm sóc lúa mùa theo phương pháp SRI.

II/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÁNG 06/2013: (Có biểu kèm theo)

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn