-
Hiện nay, trà lúa xuân trung đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, trà lúa xuân muộn đang làm đòng - trỗ bông. Cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, chỉ còn một thời gian ngắn nữa là bước vào thu hoạch lúa xuân sớm. Tuy nhiên, thời tiết trong kỳ vừa qua liên tục có mưa, mưa phùn kéo dài, nhiệt độ thấp, trời thiếu nắng là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại.
-
Trên những ruộng lúa bị bệnh đạo ôn lá hoặc những diện tích xung quanh ổ bệnh, có thể bị bạc bông hoàn toàn do bệnh phát tán, lây lan, gây hại trên cổ bông, cổ gié nếu không được phòng trừ kịp thời. Các huyện, thành, thị cần chú ý, nhất là những diện tích gieo cấy giống mẫn cảm như: J02, TBR225, Thiên ưu 8, BC15, lúa nếp, …, vùng lúa chất lượng gieo cấy tập trung.
-
-
Khi phát hiện tỷ lệ bệnh từ (3 - 5% lá bị hại) phải phòng trừ ngay và phòng trừ đạo ôn cổ bông khi lúa bắt đầu thấp tho trỗ đối với những ruộng đã nhiễm đạo ôn lá bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ như: Fu-army 30WP, 40EC, Katana 20SC, Ka-bum 650WP, Funhat 40WP, Filia 525SE, Sieubem 777WP, Sako 25WP, Abenix 10FL, Som 5SL, Difusan 40EC, Hibim 31WP,....
-
Bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh và gây hại, có thể gây cháy chòm, ổ trên lá nếu không phòng trừ tốt, đồng thời là nguồn bệnh hại trên cổ bông, cổ gié gây thiệt hại lớn về năng suất cho diện tích lúa trỗ sớm.
-
Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh và gây hại cục bộ trên trà sớm, trà trung (trên các giống J02, TBR225, các giống lúa nếp, Xi23, X21,...) tại các huyện Thanh Thủy, Hạ Hòa, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao, Việt Trì,.... Tỷ lệ bệnh trên lá phổ biến 0,3 - 2,5%, cao 4,5 - 10%, cục bộ ổ ruộng 20%
-
Chuột di chuyển và gây hại trên diện rộng ở các trà lúa, cục bộ hại nặng. Lưu ý những khu vực ruộng gần đường trục lớn, đê, bờ kênh mương, khu trang trại chăn nuôi, nghĩa trang, gò đống, ruộng trồng cỏ voi, gần nhà,...
- Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá sẽ xuất hiện gây hại trên trà các trà lúa, cần lưu ý đến các giống nhiễm, ổ bệnh từ năm trước, trà lúa xuân sớm, xuân trung trỗ sớm.
-
Duy trì đủ lượng nước trong ruộng, chống rét cho lúa, để hạn chế bệnh sinh lý. Tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ sục bùn khi lúa bén rễ hồi xanh và thời tiết ấm.
-
Sâu keo mùa Thu Spodoptera frugiperda là loài sâu hại đa thực, chúng có thể gây hại trên 80 loại cây trồng, gây hại nặng trên nhóm cây họ hòa thảo như: ngô, lúa, kê và cây mía. Ngoài ra cũng đã được phát hiện gây hại trên các loại rau, cây bông
-
Tỷ lệ thiệt hại chung của vụ mùa 2018 là 0,264%; trong đó trà mùa sớm 0,191%; mùa trung 0,288%