-
Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây trồng giai đoạn 2016-2020 là định hướng, giải pháp phù hợp trong canh tác bền vững đã được các cấp, ngành quan tâm, được nông dân, các HTX, doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hưởng ứng, áp dụng. Thực hiện IPM đã giảm được mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc BVTV đối với sức khẻo cộng đồng, môi trường, giảm lượng phân bón hóa học, làm môi trường sản xuất sạch và bền vững. Đồng thời nâng cao được chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất
-
Tại Phú Thọ, sâu keo mùa thu được xác nhận xuất hiện, gây hại trên cây ngô từ vụ xuân 2019 và đến nay đã gây hại ở tất cả các huyện thành thị trên địa bàn tỉnh. Tổng diện tích nhiễm sâu keo mùa thu năm 2019 là 2.210ha, trong đó nhiễm nhẹ 1.306 ha, nhiễm trung bình 666 ha, nhiễm nặng 238 ha. Vụ xuân 2020 là 376 ha (nhiễm nhẹ 301,6 ha; nhiễm trung bình 67,2 ha, nhiễm nặng 7,5ha).
-
Ngày 09/4/2020, HTX Nông nghiệp Sơn Vy đã liên hệ với Công ty TNHH Trác Ngọc tổ chức dịch vụ phun thuốc BVTV tập trung cho nông dân trong xã với 05 máy bay không người lái trên diện tích gần 100 ha lúa chiêm đầm, sâu trũng, diện tích cấy 1 vụ của xã. Về cách thức tiến hành, Công ty TNHH Trác Ngọc hỗ trợ 16.000đ/sào tiền công phun thuốc.
-
Qua kỳ điều tra Tuần 13 (23,24/3), trà Xuân sớm và Trà 1 lúa đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh- đứng cái; Trà 2 lúa đang đẻ nhánh rộ. Nhìn chung cây lúa sinh trưởng khá đồng đều, tuy nhiên nguồn bệnh đạo ôn đã xuất hiện trên đồng ruộng tại nhiều huyện. Tỷ lệ hại phổ biến 0,6- 3,5%, cao 4,0 - 8%, cục bộ 9,0 - 18% (tại xã Đồng Trung - Thanh Thủy; Lương Lỗ, Hanh Cù, Mạn Lạn – Thanh Ba)
-
Hiện nay đa số các vườn bưởi kinh doanh đang trong giai đoạn phát triển nụ, một số vườn bưởi diễn kinh doanh ít năm tuổi đã bắt đầu nở hoa, giống bưởi da xanh phát triển sớm hơn đã bắt đầu nở hoa rộ. Thời điểm từ Tết Nguyên đán tới nay (8/02) nhiều nơi trong tỉnh có mưa, mưa rào to, nhiệt độ thấp, thuận lợi cho cây bưởi hình thành và phát triển nụ hoa
-
Tại tỉnh Phú Thọ, năm 2019, sâu keo mùa thu xuất hiện và gây hại rải rác trên ngô ở hầu hết ở các huyện Thanh Sơn, Phù Ninh, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Thủy, Cẩm Khê.... Qua các vụ theo dõi, sâu keo mùa thu đã gây hại với tổng diện tích nhiễm của cả 3 vụ là trên 2.210 ha (trong đó diện tích ngô bị sâu keo gây hại nặng là trên 238 ha)
-
Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) là loại sinh vật ngoại lai, đã xuất hiện rải rác và gây hại nhẹ trên ngô ở Phú Thọ từ một vài năm trước đây. Tuy nhiên, do quá trình tích lũy mật độ, kết hợp điều kiện thời tiết thuận lợi, vụ xuân năm 2019, chúng đã xuất hiện và gây hại cục bộ một số diện tích trồng ngô bãi ở một số huyện như: Thanh Sơn, Phù Ninh, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê.....
-
Bệnh đạo ôn đã phát sinh khá nhanh trên lá lúa và gây hại tại các huyện Thanh Thủy, Yên Lập, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Lâm Thao, Cẩm Khê, TP. Việt Trì,.... chủ yếu trên các trà lúa xuân sớm, xuân trung
-
Giai đoạn cây ra hoa – đậu quả là thời điểm cây bưởi rất mẫn cảm với sâu bệnh và khô hạn, ảnh hưởng lớn đến quá trình đậu quả. Do đó cần có những biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp để cây giữ được quả, không làm ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng sau này
-
Bệnh khảm lá sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (Begomovirus: Geminiviridae) gây ra. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.